(HBĐT) - Cùng với nhiều địa phương trong tỉnh, xã Lạc Sỹ (Yên Thủy) chịu ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ lịch sử diễn ra từ ngày 9-12/10 vừa qua. Trong đó thiệt hại nặng nề nhất là các công trình hạ tầng giao thông bị nước lũ phá hủy. Nhiều trục đường liên thôn, xóm, đường dẫn vào khu sản xuất bị đất, đá vùi lấp, gây ách tắc giao thông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất của người dân.



Ngầm tràn xóm Hạ 2, xã Lạc Sỹ (Yên Thủy) bị nước lũ tàn phá khiến gầm sụt lở, hở hàm ếch, gây nguy hiểm cho các phương tiện lưu thông.

Theo báo cáo của UBND xã Lạc Sỹ, mưa lũ lịch sử kéo dài đã làm 1 căn nhà sập hoàn toàn, 1 căn nhà nước lũ cuốn trôi; 37,7 ha lúa, hoa màu bị ngập úng; trên 1.400 con gia súc, gia cầm chết; 8 cột điện gãy đổ; 9 bai dâng và 3 km kênh mương hư hỏng nặng… tổng thiệt hại ước tính khoảng 3 tỷ đồng. Theo thống kê, trên địa bàn xã có 24 điểm sạt lở đất, đá làm tắc đường, các phương tiện giao thông không thể qua lại. Nước lũ dâng cao phá hủy 4 ngầm tràn, trong đó 2 chiếc hư hỏng nặng. Nhiều công trình phụ trợ như biển báo giao thông, cột đo mực nước... bị nước lũ tàn phá.

Để kịp thời khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã tổ chức kiểm tra, rà soát các điểm sạt lở trên địa bàn để có biện pháp phòng ngừa, tránh thiệt hại về người và tài sản của nhân dân. Chính quyền xã đã kêu gọi sự giúp đỡ của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Yên Thủy hỗ trợ máy móc múc đất để kịp thời thông tuyến. Huy động sức dân phối hợp với các lực lượng ứng cứu khắc phục các điểm sạt lở nhỏ. Đặt biệt, đặt biển cảnh báo tại các khu vực nguy hiểm, tránh sự việc đáng tiếc xảy ra. Sau 7 ngày, các trục đường liên thôn, xóm cơ bản được thông tuyến.

Khảo sát thực tế tại một số công trình giao thông bị hư hỏng nặng đã xuất hiện nhiều vết nứt, sụt lún nghiêm trọng. Nhiều điểm sạt lở chưa được khắc phục triệt để, vẫn còn đất, đá vùi lấp gây khó khăn cho người và phương tiện di chuyển qua khu vực này. Ngoài ra, 2 ngầm tại xóm Hạ 1, Hạ 2 bị nước lũ khoét sâu khiến gầm bị hở hàm ếch; các công trình phụ trợ giao thông như biển báo, cột mốc đã bị nước quật đổ.

Anh Bùi Văn Chiều, Trưởng xóm Hạ 2 cho biết: "Trước tình hình trên, xóm đã đặt biển báo cấm mọi phương tiện có trọng tải lớn lưu thông qua ngầm, tránh sự cố đáng tiếc xảy ra. Ngoài ra, nhân dân trong xóm đã quyên góp vật liệu, huy động sức dân để tạm thời khắc phục hậu quả thiên tai gây ra.

Hiện nay, vấn đề khiến chính quyền địa phương trăn trở chính là các trục đường dẫn vào khu sản xuất của các xóm Thấu, Thượng, Ong và Hạ 2 chưa được thông tuyến. Theo thống kê, trong khu vực này có trên 1.000 ha rừng sản xuất, trong đó khoảng 1/3 diện tích chuẩn bị tới kỳ thu hoạch. Trước thực trạng trên, nhiều hộ dân "đứng ngồi không yên” trước viễn cảnh hàng hóa bị ép giá và không thể lưu thông. Trăn trở với chúng tôi, anh Bùi Văn Vịnh ở xóm Ong cho biết: "Gia đình tôi trồng được 7 ha keo, năm thứ 8 và bước vào thời kỳ thu hoạch. Nếu giao thông thuận tiện có thể cho thu hoạch từ 50 triệu đồng/ha nhưng với khó khăn của đường giao thông hiện nay, may mắn lắm thì thu về được 40 triệu đồng/ha.

Đồng chí Bùi Văn Quynh, Chủ tịch UBND xã Lạc Sỹ cho biết: "Nguyên nhân chính dẫn đến việc chưa thông tuyến được các trục đường dẫn vào khu sản xuất là do kinh phí lớn mà địa phương không đáp ứng được. Do đó, trong thời gian sớm nhất, chính quyền xã mong muốn nhận sự quan tâm, giúp đỡ của các ngành chức năng để khắc phục hậu quả của thiên tai. Nhanh chóng thông tuyến các trục đường giao thông trên địa bàn xã, tạo thuận lợi cho người dân vận chuyển hàng hóa và sớm ổn định cuộc sống”.

Đức Anh


Các tin khác


UBND tỉnh nghe báo cáo về Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hòa Bình đến năm 2035

(HBĐT) - Chiều 27/11, UBND tỉnh tổ chức buổi làm việc để nghe báo cáo về đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hòa Bình đến năm 2035. Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc. Tham dự có các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành tỉnh và thành phố Hòa Bình.

Ngành GTVT chủ động ứng phó, khắc phục tổn thất do mưa bão gây ra đối với giao thông trong tỉnh

(HBĐT) - Trong đợt mưa lũ kéo dài và qua, hệ thống đường giao thông các tuyến quốc lộ do UBND cấp huyện, cấp xã quản lý trên địa bàn toàn tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề. Theo đánh giá của Sở GTVT tỉnh, công tác khắc phục chủ yếu mới chỉ đảm bảo giao thông bước 1, hiện chưa bố trí được kinh phí khắc phục triệt để các hư hỏng quá lớn do mưa bão gây ra.

Huyện Kỳ Sơn - đối thoại tháo gỡ khó khăn công tác giải phóng mặt bằng

(HBĐT) - Nhờ sự tập trung chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và các ngành liên quan, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân, thực hiện nghiêm các quy trình trong đền bù, giải phóng mặt bằng (GPMB), hỗ trợ tái định cư, tổ chức đối thoại với người dân bị ảnh hưởng, hầu hết các dự án quan trọng trên địa bàn huyện Kỳ Sơn được bàn giao mặt bằng bảo đảm tiến độ đề ra.

Góp ý dự thảo Chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Tài nguyên & Môi trường

(HBĐT) - Ngày 24/11, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức hội thảo góp ý vào dự thảo Chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Tài nguyên & Môi trường. Tham dự có đại diện Ủy ban MTTQ tỉnh, Sở Tài nguyên & Môi trường, Trung tâm Trợ giúp pháp lý, đại biểu nông dân huyện Lạc Thủy, xã Yên Bồng (Lạc Thủy)

Nâng cao ý thức tự phòng tránh thiên tai cho người dân

(HBĐT) - Đợt mưa lũ kinh hoàng đầu tháng 10 do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới với hầu hết các loại hình thiên tai xảy ra trên địa bàn đã gây hậu quả nghiêm trọng cho sản xuất và đời sống của người dân. Cả tỉnh có hàng chục người chết và mất tích. Tình trạng trượt sạt đất, đá, lũ ống, lũ quét, ngập lụt xảy ra ở nhiều nơi trong tỉnh làm thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng. Hàng trăm hộ mất nhà, mất cửa. Hàng nghìn hộ bị thiệt hại về tài sản, hoa màu. Nhiều khu vực bị chia cắt khó tiếp cận. Mưa lũ làm phát sinh hàng chục khu vực, điểm nguy cơ cao trượt sạt đất, đá đe dọa tính mạng của người dân.

Không chủ quan với bệnh lùn sọc đen hại cây ngô vụ đông

(HBĐT) - Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV), sau khi gây hại trên diện rộng, làm giảm mạnh năng suất lúa vụ mùa vừa qua tại nhiều địa phương, bệnh lùn sọc đen bắt đầu xuất hiện trên cây ngô vụ đông ở các huyện: Kim Bôi, Kỳ Sơn, thành phố Hòa Bình... Tổng diện tích nhiễm đến thời điểm này khoảng 13 ha. Tuy không nhiều nhưng các địa phương không vì thế mà chủ quan với công tác phòng trừ, bởi đây là đối tượng sâu bệnh nguy hiểm, có khả năng lây lan diện rộng và nguồn bệnh có thể sống qua mùa đông rồi gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sản xuất vụ chiêm - xuân 2018.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục