(HBĐT) - Chiều 27/11, UBND tỉnh tổ chức buổi làm việc để nghe báo cáo về đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hòa Bình đến năm 2035. Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc. Tham dự có các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành tỉnh và thành phố Hòa Bình.


Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hòa Bình đến năm 2025 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1354/QĐ-UBND ngày 03/8/2011, góp phần huy động các nguồn lực phát triển thành phố theo quy hoạch, kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng, đáp ứng ngày một tốt hơn cho sự phát triển KT-XH, nâng cao chất lượng sống của nhân dân. Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển và xu thế hội nhập của đất nước, nhiều vấn đề cơ bản của Quy hoạch chung đã được phê duyệt năm 2011 không còn phù hợp. Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hòa Bình đến năm 2035 do Viện quy hoạch và đô thị nông thôn Quốc gia lập tháng 7/2017. Đồ án cập nhật các dự án đã và đang thực hiện trên địa bàn phù hợp với định hướng phát triển quy hoạch như: Dự án khu công nghiệp Bờ trái, dự án nhà máy xử lý nước thải, dự án trường Cao đẳng nghề Hòa Bình, dự án trường nghề Trần Phú, dự án bệnh viện nội tiết, dự án khu dân cư Đồng Xạ, khu dân cư Thịnh Lang, khu dân cư đường Trương Hán Siêu; cập nhật 3 dự án cụm công nghiệp 1 Yên Hòa và cụm công nghiệp 2 xóm My, cụm công nghiệp 3 Chăm Mát - Dân Chủ... Đồ án mới nhằm phát huy các giá trị, lợi thế tài nguyên du lịch trên địa bàn. Bảo tồn và phát huy giá trị các điểm dân cư còn lưu giữ được những giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu về kiến trúc, phong tục lối sống dân tộc Dao tại xóm Đồng Chụa, dân tộc Mường tại xóm Trụ. Hoạch định rõ các phân vùng chức năng quản lý phát triển. Hệ thống hóa các khu vực trọng tâm, khu vực cửa ngõ, các tuyến trục cảnh quan chính, quảng trường, điểm nhấn đô thị...


 

Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc

Tại buổi làm việc, các đại biểu cơ bản nhất trí với nội dung đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hòa Bình đến năm 2035. Một số đại biểu cho rằng để đảm bảo tính khoa học, các bảng, biểu đề nghị đánh số thứ tự và bổ sung danh mục bảng biểu; đề nghị bổ sung thực hiện các quy hoạch thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; xem xét, điều chỉnh cho phù hợp với các quy hoạch ngành, lĩnh vực; quy hoạch cụ thể cảnh quan 2 bên bờ sông Đà; xem xét về nút giao đầu thành phố; điều chỉnh hiện trạng đất; cần tính đến nguồn lực khi tổ chức thực hiện đồ án.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hòa Bình đến năm 2035 nhằm xây dựng thành phố Hòa Bình trở thành đô thị văn minh, hiện đại, mang đậm bản sắc văn hóa Hòa Bình. Vì vậy Đồ án cần đáp ứng yêu cầu quản lý và phát triển KT-XH văn hóa, không gian đô thị, kiến trúc cảnh quan trên địa bàn thành phố; làm cơ sở để chính quyền địa phương và các tổ chức, đơn vị triển khai quy hoạch phân khu, lập các dự án đầu tư xây dựng, là công cụ pháp lý để quản lý, kiểm soát các hoạt động đầu tư xây dựng và phát triển của thành phố theo quy hoạch được duyệt. Đối với những ý kiến đóng góp của các đại biểu tại buổi làm việc, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh giao bộ phận tổng hợp tiếp thu và chỉnh sửa đồ án cho phù hợp./.

Lê Chung

Các tin khác


Không chủ quan với bệnh lùn sọc đen hại cây ngô vụ đông

(HBĐT) - Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV), sau khi gây hại trên diện rộng, làm giảm mạnh năng suất lúa vụ mùa vừa qua tại nhiều địa phương, bệnh lùn sọc đen bắt đầu xuất hiện trên cây ngô vụ đông ở các huyện: Kim Bôi, Kỳ Sơn, thành phố Hòa Bình... Tổng diện tích nhiễm đến thời điểm này khoảng 13 ha. Tuy không nhiều nhưng các địa phương không vì thế mà chủ quan với công tác phòng trừ, bởi đây là đối tượng sâu bệnh nguy hiểm, có khả năng lây lan diện rộng và nguồn bệnh có thể sống qua mùa đông rồi gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sản xuất vụ chiêm - xuân 2018.

Cải thiện môi trường nước sinh hoạt sau mưa lũ.

(HBĐT) - Theo thống kê sơ bộ, đợt mưa lũ lịch sử vừa qua, ngoài thiệt hại về người và tài sản, nhiều nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh bị ô nhiễm do ngập úng, rác thải ứ đọng, phân gia súc, gia cầm không kịp thu gom. Hiện nay đã phát hiện một số ca bệnh rải rác như cúm mùa, tiêu chảy, chân, tay, miệng, viêm não Nhật Bản và các ca bệnh tản phát khác do nguồn nước và môi trường bị ô nhiễm.

Không khí lạnh tăng cường gây mưa trên diện rộng

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư, ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường gây mưa rải rác tại vùng Đông Bắc Bộ; Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Vùng núi và trung du phía bắc có nơi rét đậm, nhiệt độ thấp nhất phổ biến 15 đến 180C, vùng núi cao dưới 90C.

Chủ động đối phó với không khí lạnh, rét đậm

(HBĐT) - Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh vừa có Công điện khẩn số 143/ CĐ-BCH điện: Ban chỉ huy PCTT&TKCN các huyện, TP Hòa Bình; các sở, ngành; Đài PT-TH tỉnh, Báo Hòa Bình.

Kiểm tra việc thực hiện tiêu chí giao thông tại huyện Lạc Sơn

(HBĐT) - Đoàn công tác của Sở GTVT vừa có buổi làm việc với UBND huyện Lạc Sơn kiểm tra việc thực hiện tiêu chí số 2 về giao thông trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện.

Xã Đú Sáng gặp khó trong phát triển giao thông nông thôn

(HBĐT) - Sau 6 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, xã Đú Sáng (Kim Bôi) đạt 9/19 tiêu chí. Diện mạo nông thôn và cuộc sống của người dân có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, để hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM theo đúng kế hoạch, xã phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là tiêu chí về giao thông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục