(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 2061/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án "Xây dựng, củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động phòng cháy chữa cháy (PCCC) của lực lượng dân phòng trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2017 – 2025”.



Lực lượng dân phòng tham gia diễn tập PCCC cùng các lực lượng chức năng tại Khu công nghiệp Lương Sơn (huyện Lương Sơn).

Đề án nhằm xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực hoạt động PCCC của lực lượng dân phòng tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Đây là một trong bốn lực lượng nòng cốt trong hoạt động PCCC của toàn dân theo phương châm "4 tại chỗ”; là lực lượng tiên phong và trực tiếp thực hiện các biện pháp an toàn phòng cháy tại khu dân cư; là lực lượng đầu tiên có mặt tại nơi xảy ra cháy, nổ để thực hiện nhiệm vụ chữa cháy trước khi lực lượng cảnh sát PCCC và cứu hộ cứu nạn có mặt để ứng cứu; cũng là một trong các lực lượng PCCC thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn.

Theo nội dung Đề án, lực lượng dân phòng sẽ được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về PCCC, trang bị phương tiện PCCC, cấp trang phục chữa chảy, bảo đảm chế độ chính sách theo quy định của pháp luật về PCCC để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, thực sự là tổ chức quần chúng tự quản, tự phòng của cộng đồng dân cư, làm nòng cốt trong phong trào toàn dân PCCC ở cơ sở, góp phần nâng cao hiệu quả PCCC và cứu hộ cứu nạn, từ đó đảm bảo an ninh trật tự và phát triển KT-XH tại địa phương. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025: Toàn tỉnh thành lập 83 đội dân phòng tại 54 tổ bảo vệ dân phố và 05 xóm thuộc 05 xã là địa bàn trọng điểm về PCCC của thành phố; 14 khu, tiểu khu, bản du lịch cộng đồng tại thị trấn và 10 xóm, thôn, bản thuộc xã trọng điểm về ANTT, đồng thời là địa bàn trọng điểm của PCCC của các huyện.

Được biết, đến nay, trên địa bàn tỉnh mới thành lập được 10 đội dân phòng với 150 đội viên. Trong đó, thành phố Hòa Bình có 05 đội, các huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn, Tân Lạc, Lạc Sơn và Mai Châu mỗi huyện có 01 đội. Số lượng này chỉ chiếm 0,48% so với 2.068 thôn, xóm, bản, làng, tổ dân phố trong toàn tỉnh. Theo đánh giá của UBND tỉnh, cùng với hạn chế về số lượng, hiệu quả hoạt động của lực lượng này cũng chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa phát huy được vai trò trong phát hiện và xử lý cháy ban đầu, ngăn chặn cháy lớn, cháy lan, giảm thiểu thiệt hại trong các vụ cháy, nổ./.

Thu Trang

Các tin khác


Góp ý dự thảo Chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Tài nguyên & Môi trường

(HBĐT) - Ngày 24/11, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức hội thảo góp ý vào dự thảo Chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Tài nguyên & Môi trường. Tham dự có đại diện Ủy ban MTTQ tỉnh, Sở Tài nguyên & Môi trường, Trung tâm Trợ giúp pháp lý, đại biểu nông dân huyện Lạc Thủy, xã Yên Bồng (Lạc Thủy)

Nâng cao ý thức tự phòng tránh thiên tai cho người dân

(HBĐT) - Đợt mưa lũ kinh hoàng đầu tháng 10 do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới với hầu hết các loại hình thiên tai xảy ra trên địa bàn đã gây hậu quả nghiêm trọng cho sản xuất và đời sống của người dân. Cả tỉnh có hàng chục người chết và mất tích. Tình trạng trượt sạt đất, đá, lũ ống, lũ quét, ngập lụt xảy ra ở nhiều nơi trong tỉnh làm thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng. Hàng trăm hộ mất nhà, mất cửa. Hàng nghìn hộ bị thiệt hại về tài sản, hoa màu. Nhiều khu vực bị chia cắt khó tiếp cận. Mưa lũ làm phát sinh hàng chục khu vực, điểm nguy cơ cao trượt sạt đất, đá đe dọa tính mạng của người dân.

Không chủ quan với bệnh lùn sọc đen hại cây ngô vụ đông

(HBĐT) - Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV), sau khi gây hại trên diện rộng, làm giảm mạnh năng suất lúa vụ mùa vừa qua tại nhiều địa phương, bệnh lùn sọc đen bắt đầu xuất hiện trên cây ngô vụ đông ở các huyện: Kim Bôi, Kỳ Sơn, thành phố Hòa Bình... Tổng diện tích nhiễm đến thời điểm này khoảng 13 ha. Tuy không nhiều nhưng các địa phương không vì thế mà chủ quan với công tác phòng trừ, bởi đây là đối tượng sâu bệnh nguy hiểm, có khả năng lây lan diện rộng và nguồn bệnh có thể sống qua mùa đông rồi gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sản xuất vụ chiêm - xuân 2018.

Cải thiện môi trường nước sinh hoạt sau mưa lũ.

(HBĐT) - Theo thống kê sơ bộ, đợt mưa lũ lịch sử vừa qua, ngoài thiệt hại về người và tài sản, nhiều nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh bị ô nhiễm do ngập úng, rác thải ứ đọng, phân gia súc, gia cầm không kịp thu gom. Hiện nay đã phát hiện một số ca bệnh rải rác như cúm mùa, tiêu chảy, chân, tay, miệng, viêm não Nhật Bản và các ca bệnh tản phát khác do nguồn nước và môi trường bị ô nhiễm.

Không khí lạnh tăng cường gây mưa trên diện rộng

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư, ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường gây mưa rải rác tại vùng Đông Bắc Bộ; Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Vùng núi và trung du phía bắc có nơi rét đậm, nhiệt độ thấp nhất phổ biến 15 đến 180C, vùng núi cao dưới 90C.

Chủ động đối phó với không khí lạnh, rét đậm

(HBĐT) - Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh vừa có Công điện khẩn số 143/ CĐ-BCH điện: Ban chỉ huy PCTT&TKCN các huyện, TP Hòa Bình; các sở, ngành; Đài PT-TH tỉnh, Báo Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục