(HBĐT) - Là xã có xuất phát điểm thấp, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, vì vậy hành trình xây dựng NTM ở Suối Nánh (Đà Bắc) còn nhiều gian nan. Sau hơn 5 năm thực hiện, đến nay, xã Suối Nánh đạt 10/19 tiêu chí NTM. Những tiêu chí chưa đạt hầu hết là tiêu chí khó, cần huy động nhiều nguồn lực mới có thể hoàn thành.


Cơ sở vật chất thiếu và yếu là một trong những cản trở việc hoàn thành tiêu chí số 5 về trường học của xã Suối Nánh (Đà Bắc).

Khó thực hiện nhất trong xây dựng NTM ở Suối Nánh thời điểm này là tiêu chí số 10 về thu nhập. Bởi kinh tế phát triển chậm, địa bàn nằm ở khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai. Đời sống bà con chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, vì vậy hàng năm, đến mùa mưa, cấp ủy, chính quyền và người dân nơm nớp lo sợ hoa màu mất trắng, đồng nghĩa với nguy cơ tỷ lệ hộ nghèo tăng trở lại. Những năm gần đây, nhiều hộ mạnh dạn nuôi cá lồng với hy vọng thoát nghèo, nhưng có thời điểm mưa lũ đi qua, người nông dân lại trở về "tay trắng”. Điển hình như sau đợt mưa lũ lịch sử tháng 10/2017, toàn xã thiệt hại 16 ao cá, trên 16 ha lúa và hoa màu bị vùi lấp, số gia cầm, gia súc bị lũ cuốn lên đến hàng trăm con. Hệ thống cơ sở vật chất cũng bị mưa lũ làm hư hỏng nặng, càng gây khó khăn cho việc khôi phục kinh tế.

Để khắc phục tình hình, xã quyết liệt chỉ đạo các biện pháp khắc phục nhằm ổn định sản xuất và đời sống của bà con. Tranh thủ các nguồn vốn từ tỉnh, huyện và huy động tại cơ sở, xã từng bước hỗ trợ, động viên bà con ổn định lại sinh hoạt, khôi phục hoạt động chăn nuôi, sản xuất. Đồng thời nhận ủy thác, tiếp nhận sự đóng góp của các đơn vị, tổ chức trong và ngoài tỉnh hỗ trợ bà con khắc phục hậu quả sau mưa lũ. Đến nay, toàn xã đã khôi phục và duy trì được 31/40 ha ruộng bậc thang cấy lúa. Những diện tích ruộng không có khả năng khôi phục bởi xói mòn và địa hình chia cắt nghiêm trọng do mưa lũ; diện tích trồng ngô kém hiệu quả ở những khu vực có địa hình cao và dốc, xã vận động bà con chuyển sang trồng các cây lâm nghiệp, công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Đồng thời, xã định hướng, khuyến khích lao động trẻ làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để cải thiện thu nhập, giúp đỡ gia đình.

Tiêu chí số 2 về giao thông cũng khó thực hiện, bởi xã Suối Nánh nằm ở nơi có địa hình phức tạp và thiên tai gây ảnh hưởng nặng nề. Sau đợt mưa lũ tháng 10/2017, xã phối hợp cùng các đơn vị trên địa bàn nỗ lực khắc phục, cải tạo kịp thời những đoạn đường bị sạt lở với tổng kinh phí trên 100 triệu đồng. Tuy nhiên, đến nay, toàn xã còn 1,2 km đường liên thôn bị hư hỏng, ngầm Suối Dượn và ngầm Hang Khoái với tổng chiều dài 160 m bị nứt, gãy nghiêm trọng chưa cải tạo được đều do thiếu kinh phí đầu tư. Ngoài ra, đoạn đường dài 900 m từ trục đường 433 đi vào xóm Ruốc bị cắt đứt hoàn toàn, hiện không thể khắc phục được. Nhằm đảm bảo lưu thông, đặc biệt mùa mưa lũ 2018 đã đến, xã chỉ đạo các thôn, xóm thường xuyên kiểm tra, nắm tình hình và phát hiện các sự cố để khắc phục kịp thời. Đối với đoạn đường đi vào xóm Ruốc, xã phối hợp với các lực lượng, huy động sức dân mở đường mới, đáp ứng tạm thời việc lưu thông của bà con.

Đồng chí Bùi Văn Phúc, Chủ tịch UBND xã Suối Nánh cho biết: Việc cải tạo hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn thực sự là "bài toán khó”. Địa hình hiểm trở, nhiều dốc cua đã cản trở việc cải tạo. Hơn nữa, nhiều đoạn đường mới thi công được một phần thì mùa mưa lũ mới lại đến, những gì xây dựng lại lần nữa bị phá hỏng. Đời sống bà con khó khăn nên sức đóng góp có hạn.

Sau đợt mưa lũ lịch sử tháng 10/2017, hoạt động sản xuất cũng như hệ thống cơ sở vật chất trên địa bàn xã Suối Nánh bị phá hủy, gây thiệt hại nghiêm trọng. Hành trình xây dựng NTM cũng vì thế gặp nhiều cản trở. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã tăng từ 43% lên trên 55%, nhiều công trình giao thông, diện tích đất nông nghiệp bị tàn phá không thể khôi phục. Hy vọng với sự quan tâm, chỉ đạo của tỉnh, huyện, sự phối hợp của các ngành, đoàn thể, chính quyền và người dân, xã Suối Nánh sớm vượt qua khó khăn, nỗ lực lao động sản xuất, từng bước giảm nghèo và giảm nghèo bền vững.


                                                                               Thu Hằng

Các tin khác


Đêm 19/5, Đông Bắc Bộ có mưa to đến rất to

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều và đêm 19/5, khu vực phía Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 30-70mm, có nơi trên 150mm.

Thời tiết ngày 18/5: Cả nước có mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 18/5, ở Bắc Bộ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.

Phát triển cây xanh đô thị, tạo không gian sống cho cư dân cho thành phố Hòa Bình

Dịp tháng 5, không chỉ cư dân thành phố Hòa Bình mà bất cứ du khách nào khi đến đây đều thấy sắc màu, vẻ đẹp lãng mạn của những cây bằng lăng, hoa phượng, hoa điệp vàng và nhiều loại hoa được trồng tại các tuyến phố, khu cân cư. Những con đường, tuyến phố đẹp, ngập tràn sắc hoa đem lại cảm giác bình yên, lắng đọng của một thành phố đang đổi mới, đáng sống.

Thời tiết ngày 17/5: Tây Nguyên, Nam Bộ mưa to, Bắc Bộ giảm mưa

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/5, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to, với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.

Thời tiết ngày 16/5: Mưa dông nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 16/5, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 20-50 mm, có nơi trên 80 mm; ở khu vực Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm.

Chủ động phòng tránh mưa dông, mưa lớn từ đêm 15/5 - 16/5

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Hòa Bình vừa ban hành công văn gửi các thành viên và Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự các huyện, thành phố về việc ứng phó với mưa lớn kèm dông, lốc, sét, mưa đá và gió mạnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục