(HBĐT) - Núi đá Động nằm giữa xóm Chanh, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) có độ dốc dựng đứng, chiều dài hơn 300 m. Nhiều năm nay, 13 hộ dân ngay sát chân núi luôn bị đá lăn vào vườn, vào nhà.


Hòn đá này lăn xuống vườn nhà ông Bùi Văn Phái, xóm Chanh, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi), chỉ cách các hộ dân vài chục mét.

Trèo ngược đồi dốc dựng đứng, ông Bùi Văn Phái, xóm Chanh, xã Vĩnh Đồng đưa chúng tôi đi xem từng hòn đá có thể rơi xuống xóm bất cứ lúc nào. Theo quan sát của chúng tôi, có khoảng 10 hòn đá có thể tích trên dưới 1m3 không có chân hoặc chân lỏng. Hiện nay, xóm Chanh có khoảng 13 hộ nằm ngay dưới chân đồi, trong vùng nguy hiểm có thể bị đá lăn. Hầu hết đá ở đây là đá mồ côi, không có chân. Đất đồi trọc và dốc nên mỗi khi mưa to, đá trôi lăn xuống các hộ dân. Hiện tượng đá lăn trong những năm gần đây càng nhiều hơn trước. Trước đây, xóm đã giao cho một số hộ trồng ngô, nhưng do phát quang nên đá lở, xóm đã thu hồi đất và bỏ hoang từ nhiều năm nay. Sau đợt mưa lũ lịch cuối năm ngoái, khu vực này ngoài bị đá lăn còn xuất hiện vết trượt đất dài chừng 30 m. Điểm trượt chỗ sâu nhất chừng 2 m. Nếu mưa nhiều thì đất trên đồi có thể trượt xuống các hộ.

ông Bùi Văn Phái cho biết: Mỗi lần mưa lâu một chút là cả xóm lo sợ, sẵn sàng tư thế chạy, tránh đá rơi từ trên đồi vào nhà. Nhà tôi bị khoảng 3 - 4 lần đá lăn. Tuy chưa ảnh hưởng đến tính mạng nhưng cũng gây nguy hiểm vì tai họa có thể ập xuống bất cứ lúc nào. Năm trước có một hòn đá gần 1m3 lao từ trên đỉnh đồi xuống, mắc phải cây xoan chỉ cách nhà chừng 10 m. Nếu không có cây xoan chắn lại thì hậu quả khó lường. Gần đây nhất là cuối năm ngoái, vào giữa buổi sáng, một hòn đá khoảng gần 1m3 từ lưng chừng đồi lăn xuống. Trên đường lăn, hòn đá gặp phải cây lát to và bụi tre. Sau khi làm gãy cây lát, hòn đá đó đã lao vào giữa chuồng lợn nhà ông Bùi Văn Thắng, làm thủng tường và mái. May sao nhà ông Thắng có đàn lợn nái và lợn con ở chuồng bên cạnh. Nếu không có cây lát và bụi tre thì hòn đá sẽ lao vào giữa nhà của bà Bùi Thị Lình. Lúc đó, nhà bà Lình có người ở nhà.

ông Bùi Văn Thắng, xóm Chanh ngay gần nhà ông Phái cho biết: Chúng tôi sinh sống ở đây từ năm 1965. Trước đây, rất ít xảy ra tình trạng đất, đá lở. Trong những năm gần đây, xuất hiện đá lở ngày càng nhiều hơn. Nhiều hộ như gia đình các anh: Bùi Văn Hải, Bùi Văn Sơn, Bùi Văn Huấn, Bùi Văn Kiên… đều bị đá lăn từ trên đồi xuống vườn và vào nhà. Nhà anh Bùi Văn Kiên có lần đá lăn làm thủng tường nhà. Tuy các vụ lở đá chưa có thiệt hại về người nhưng chúng tôi lúc nào cũng nơm nớp lo sợ.

ông Bùi Văn Hải, Trưởng xóm Chanh cho biết: Trước đây, khu vực này thuộc xóm Sống Trên. Từ tháng 12/2017 sáp nhập thành xóm Chanh, có 153 hộ sinh sống. Xung quanh quả đồi này bà con ở đã lâu. Do địa hình dốc, ít cây, nhiều đá mồ côi nên thường xuyên xảy ra tình trạng đá lăn. Không chỉ xảy ra phía nhà 13 hộ đang sinh sống mà phía bên kia đồi, sát đường đi của xóm thỉnh thoảng vẫn xảy ra đá lở xuống đường. Để đảm bảo an toàn cho các hộ, chúng tôi vận động bà con khi có mưa lớn, nguy cơ xảy ra đá lăn thì chủ động di dời về nhà văn hóa xóm. Khi nào thấy an toàn mới trở về nhà.

ông Bùi Thanh Hải, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Đồng cho biết: Hiện nay, UBND xã đã có phương án di dân tại chỗ cho các hộ. Xã đã dành quỹ đất cách chỗ ở của bà con vài trăm mét, đảm bảo an toàn và để định cư lâu dài cho bà con. Còn với chỗ ở cũ, xã tính phương án trồng nhiều cây chắn đá, đảm bảo an toàn. Thời gian tới, chúng tôi khảo sát kỹ để triển khai. Tuy nhiên, khu vực này không nằm trong dự án tái định cư nên chưa có sự hỗ trợ của Nhà nước. Do vậy, các hộ vận động giúp đỡ nhau để di dời nhà cửa đến nơi an toàn.

                                                                     

                                                                                         Việt Lâm

Các tin khác


Sở NN&PTNT nâng cao năng lực tham mưu, thực hiện các chương trình, dự án hồ đập, phòng chống thiên tai

(HBĐT) - Đây là tinh thân kết luận của đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh, Chủ tịch UBND tại buổi làm việc với Sở NN&PTNT với sự tham gia của đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các sở, ngành chức năng về tình hình thực hiện nhiệm vụ, cơ chế, chỉnh đạo điều hành của Sở và việc quản lý các dự án của ngành chiều ngày 6/6.

Trở ngại giao thông nông thôn ở huyện Kim Bôi

(HBĐT) - Trở lại xóm Kim Bắc 5, xã Tú Sơn (Kim Bôi) cuộc sống của bà con trong xóm chưa có bước tiến nhảy vọt, đặc biệt, đường trục xóm vẫn là đường đất. Cũng bởi vậy mà sản xuất hàng hóa chưa thực sự khởi sắc, việc giao thương, đi lại vất vả.

Xung quanh vụ việc tràn thuốc sâu sinh học ra môi trường tại xóm Cột Bài

(HBĐT) -Những ngày gần đây, người dân xóm Cột Bài, xã Trường Sơn (Lương Sơn) bày tỏ bức xúc về sự cố ô nhiễm môi trường xảy ra do thuốc sâu sinh học từ Công ty TNHH MTV Nam Thịnh Hòa Bình (Công ty Nam Thịnh) rò rỉ ra ngoài vào tối 27/5/2018. Trước thông tin sự việc, phóng viên Báo Hòa Bình có mặt tại địa phương để xác minh, làm rõ.

Bão số 2 áp sát bờ biển, đề phòng mưa lớn

Sau khi đi vào khu vực phía tây bắc quần đảo Hoàng Sa sáng 5/6, ATNĐ đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 2 năm 2018 đã và đang áp sát bờ biển nước ta.

Chủ động phòng trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa vụ mùa 2018

(HBĐT) - Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Công văn số 769/UBND-NNTN vừa ban hành gửi Sở NN&PTNT và UBND các huyện, thành phố.

Lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường và Ngày Môi trường thế giới năm 2018

(HBĐT) - Sáng 5/6, tại Sân vận động huyện Lạc Sơn, UBND tỉnh tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường và Ngày Môi trường thế giới. Đồng chí Bùi Văn Khánh, UV BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi lễ. Tới dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; các huyện, thành phố; Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh; Hiệp hội khai thác đá tỉnh cùng hơn 500 cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên và đông đảo nhân dân trên địa bàn huyện Lạc Sơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục