Theo đó, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trong các ngày cuối tháng 7 đã xuất hiện đợt mưa to trên diện rộng, đồng thời, Nhà máy Thủy điện Hòa Bình tiến hành xả lũ từ ngày 8/7/2018, thời điểm xả lớn nhất là 4 cửa xả đáy, kết hợp phát điện tối đa 8 tổ máy. Đến 10 giờ ngày 30/7/2018 đã đóng hoàn toàn các cửa xả đáy, mực nước hạ lưu thủy điện hạ thấp từ 16.88m (13giờ ngày 29/7/2018) hạ xuống mức 13.60m (7giờ ngày 31/7/2018). Vùng hạ lưu đập thủy điện Hòa Bình tại khu vực huyện Kỳ Sơn và TP Hòa Bình đã xuất hiện hiện tượng sạt lở bờ sông nghiêm trọng.
Khu vực bờ sông thuộc địa bàn tổ 25, 26, phường Đồng
Tiến (TP Hòa Bình) sạt lở nghiêm trọng khiến nhiều nhà dân bị nứt gẫy, đổ sập
xuống sông Đà.
Để chủ động thực hiện việc ứng phó và khắc phục sạt lở, Chủ tịch UBND tỉnh giao nhiệm vụ, yêu cầu các sở, ngành, địa phương khẩn trươngthực hiện một số nội dung sau:
UBND thành phố Hòa Bình và UBND huyện Kỳ Sơn nhanh chóng tổ chức ổn định đời sống và sinh hoạt cho các hộ dân phải di dời. Nhanh chóng trình phương án trước mắt cũng như lâu dài đảm bảo cuộc sống của các hộ dân. Duy trì nghiêm túc các lực lượng ứng trực cảnh giới, đảm bảo trật tự an ninh, an toàn giao thông trong khu vực.
Sở NN&PTNT theo dõi chặt chẽ diến biến thời tiết, các biến động về địa chất, địa hình trong khu vực, kịp thời tham mưu giúp UBND tỉnh trong công tác ứng phó, khắc phục với thiên tai sạt lở; duy trì chế độ trực ban nghiêm túc, thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở các Trưởng đoàn phụ trách các địa phương thực hiện nhiệm vụ được giao theo địa bàn được phân công, tổng hợp tình hình, báo cáo kịp thời theo quy định.
Sở GTVT đảm bảo an toàn giao thông, có phương án phân luồng hợp lý; đề xuất giải pháp khắc phục để đảm bảo giao thông qua các khu vực sạt lở.
Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị có phương án đảm bảo an toàn cung cấp điện, đảm bảo an toàn về sử dụng điện, kịp thời xử lý, khắc phục các sự cố về điện.
Bộ CHQS tỉnh, Công an tỉnh bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng phó khi cần thiết.
P.V (TH)