(HBĐT) - Vào năm 2012, trạm y tế xã Lũng Vân (Tân Lạc) tiếp nhận hàng chục bệnh nhân ở các xóm đến khám, xử trí với các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, ói mửa, giác mũi. Quá trình thăm khám, điều tra bệnh sử, số bệnh nhân này đều tiếp xúc với thuốc diệt cỏ qua pha chế và phun thuốc ngoài đồng ruộng, nương rẫy.


Chấm dứt tình trạng dùng thuốc diệt cỏ, nông sản trồng trên vùng đất Lũng Vân (Tân Lạc) tốt tươi và cho ra sản phẩm an toàn.

Một thực tế cũng xảy ra trong những năm trước đó tại nhiều xã vùng cao của huyện Tân Lạc là với việc sử dụng thuốc diệt cỏ trong nhân dân, sức khỏe con người không những bị ảnh hưởng mà có trường hợp gia súc ăn phải cỏ vừa phun thuốc bị ngộ độc lăn ra chết. Môi trường đất, nước, không khí cũng ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều nơi người dân không dám dùng nước lấy từ các khe núi dẫn về bởi trên đó có những hộ canh tác sản xuất, chủ yếu là trồng ngô, lượng thuốc diệt cỏ sử dụng nhiều.

Gia đình ông Hà Văn Tính ở xóm Biệng, xã Quyết Chiến có diện tích ngô hơn 1 ha. Với diện tích lớn như vậy, đã có thời điểm ông sử dụng thuốc diệt cỏ phun nhằm đỡ công làm. Lợi thì chưa thấy nhưng sau phun, ông thấy cơ thể mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu. Cỏ thì bị diệt triệt để hơn nhưng ông Tính cho biết cây ngô không sinh trưởng tốt hơn mà năng suất còn giảm đi. Không những thế, mặc dù chưa có kiểm chứng nhưng nhiều người nghi ngại rằng việc sử dụng thuốc diệt cỏ sẽ ảnh hưởng tới chất lượng nông sản trong khi thị trường hàng hóa yêu cầu phải là sản phẩm đảm bảo yếu tố an toàn thực phẩm.

Những nguy hại nghiêm trọng của việc sử dụng thuốc diệt cỏ đã gây lo sợ và ám ảnh đối với nhiều người. Bắt đầu là xã Quyết Chiến, sau đó lần lượt các xã: Lũng Vân, Bắc Sơn, Nam Sơn, Ngổ Luông hợp sức lại cùng đồng thuận giao ước 5 xã vùng đầu nguồn không phun thuốc diệt cỏ. Xã Quyết Chiến có khoảng 200 ha ngô trên diện tích trồng 2 vụ. Từ năm 2014 đến nay, cấp ủy, chính quyền xã đã tăng cường tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, đồng thời, các xóm ra quy ước tuyệt đối không sử dụng thuốc diệt cỏ. Các xóm cũng thống nhất hình thức xử phạt 500.000 đồng đối với hành vi sử dụng thuốc diệt cỏ trong canh tác, sản xuất nếu bị phát hiện. Tuy nhiên, kể từ khi thực hiện quy ước đến nay, các xóm chưa phải xử phạt một trường hợp nào.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Hà Văn Khuê, Chủ tịch UBND xã Lũng Vân cho biết: Thực hiện giao ước 5 xã vùng cao của huyện, Đảng ủy, UBND xã đã có văn bản chỉ đạo tất cả các xóm xây dựng kế hoạch, mời bí thư các chi bộ, các trưởng thôn quán triệt và đi đến thống nhất. Vấn đề "nói không với thuốc diệt cỏ” nhằm giải quyết những nguy hại đối với sức khỏe người dân như khuyến cáo của ngành y tế và ảnh hưởng đối với môi trường sống… khi đưa ra họp bàn đã được các xóm hưởng ứng rất cao. Cũng từ đây, các xóm, bản không ai phải vận động ai, tự giác chấm dứt tình trạng sử dụng thuốc diệt cỏ.

Theo đồng chí Vũ Quang Hùng, Trưởng phòng NN& PTNT huyện Tân Lạc, những năm trước, tình trạng sử dụng thuốc diệt cỏ khá phổ biến tại địa bàn 5 xã vùng cao của huyện, tập trung đối với vùng sản xuất ngô diện tích hàng nghìn héc ta. Càng lo ngại hơn bởi đây là khu vực đầu nguồn, nếu không lập tức dừng việc phun thuốc diệt cỏ tràn lan thì hậu quả đối với sức khỏe cộng đồng, cân bằng hệ sinh thái sẽ dai dẳng, khôn lường. Với những cảnh báo, khuyến cáo của các ngành chức năng cùng nhận thức được tác hại từ phía người dân, trong 5 năm trở lại đây tại 5 xã vùng cao không còn xảy ra hiện tượng nông dân phun thuốc diệt cỏ trong quá trình canh tác. Trên địa bàn các xã này đã xây dựng được mô hình không sử dụng thuốc trừ cỏ trên đất dốc, đầu nguồn nước. Nguyên tắc sử dụng thuốc trừ cỏ được đưa vào hương ước, quy ước xóm, bản. Nhờ vậy góp phần giảm thiểu tình trạng nhiễm độc môi trường đất, nước, bảo đảm an toàn sức khỏe người dân, đồng thời bảo vệ sản xuất vùng trồng nông sản hàng hóa an toàn thực phẩm.

 Bùi Minh

.



Các tin khác


Sản phẩm cam trong chuỗi liên kết đạt tiêu chuẩn chất lượng VietGAP

(HBĐT) - Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản vừa tiến hành kiểm tra đánh giá việc thực hiện chuỗi liên kết sản xuất, cung cấp cam đảm bảo ATTP tại địa điểm mô hình thuộc xóm Mỗ, xã Bình Thanh (Cao Phong).

Tập trung hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận thành phố Hòa Bình đạt chuẩn NTM năm 2018

(HBĐT) - Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc về tiến độ thực hiện chương trình xây dựng NTM tại TP Hòa Bình sáng ngày 16/10.

Xã Ân Nghĩa xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Chúng tôi có dịp đến thăm xã ân Nghĩa (Lạc Sơn) vào những ngày cán bộ và nhân dân trong xã háo hức vừa được đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Đồng chí Bùi Văn Đan, Bí thư Đảng ủy xã chia sẻ: Từ một xã còn nhiều khó khăn, được sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước, các cấp, ngành và sự nỗ lực không ngừng của cán bộ, nhân dân trên địa bàn, xã đã đạt được 19/19 tiêu chí NTM. Bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân đổi thay rõ rệt.

Xử lý hệ thống thoát nước khu vực tổ 16, phường Tân Thịnh và tổ 5, 6, phường Thịnh Lang

(HBĐT) - Chúng tôi là những hộ dân đang sinh sống ở tổ 16, phường Tân Thịnh và các tổ 5, 6, phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình), qua phương tiện thông tin đại chúng đề nghị cấp có thẩm quyền quan tâm xử lý hệ thống thoát nước trên đại lộ Thịnh Lang (khu vực tiếp giáp tổ 16, phường Tân Thịnh và tổ 5, 6, phường Thịnh Lang).

Tăng cường quản lý an toàn thực phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi

(HBĐT) - Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm (VTNN, ATTP) nông, lâm, thủy sản được đẩy mạnh; công tác thanh, kiểm tra chuyên ngành được tăng cường đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong quản lý, đảm bảo ATTP trong trồng trọt, chăn nuôi trên địa bàn huyện Kim Bôi.

Khó khăn trong thực hiện tiêu chí thuỷ lợi

(HBĐT) - Tiêu chí số 3 về thuỷ lợi là một trong những tiêu chí quan trọng trong xây dựng NTM góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, bảo đảm cuộc sống ổn định cho người dân và cũng là đòn bẩy trong tiêu chí sản xuất nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, quá trình triển khai cho thấy, đây là tiêu chí khó bởi yêu cầu kinh phí lớn trong khi ngân sách còn hạn hẹp, nhất là tại các địa phương phải hứng chịu những thiệt hại do hậu quả của các cơn bão hàng năm gây ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục