(HBĐT) - Huyện Lạc Thủy có nhiều lợi thế về đất đai, lao động, trình độ thâm canh của người dân để phát triển vùng cây ăn quả có múi, cam hàng hóa. Huyện đang triển khai các giải pháp giữ gìn và nâng cao chất lượng sản phẩm cam Lạc Thủy thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM.


Cán bộ khuyến nông thị trấn Thanh Hà (Lạc Thủy) kiểm tra chất lượng cam lòng vàng đầu vụ. 

Anh Nguyễn Văn Cương ở khu Thành Công, thị trấn Thanh Hà hiện có 6 ha cam lòng vàng, cam Vinh, đường Canh. Trong đó khoảng 4 ha đã kinh doanh. Anh Cương cho biết, hầu hết diện tích cam của thị trấn đều được đầu tư, chăm sóc tốt nên có chất lượng quả ngon, mẫu mã đẹp. Cam lòng vàng vừa độ chín tới, quả mọng, ít hạt, ngọt dịu. Năm ngoái anh thu vài chục tấn. Dự tính năm nay thu khoảng 100 tấn. Khi cam bước vào thời kỳ kinh doanh đỉnh cao, năng suất có thể đạt 1-2 tạ/cây với giá bán ổn định từ 17.000 - 20.000 đồng/kg thì cây cam vẫn mang lại cơ hội phát triển kinh tế cho người dân. 

Thanh Hà, vùng đất nông trường xưa được thiên nhiên ưu đãi, thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp với các loại cây ăn quả. Người dân có trình độ thâm canh khá cao, biết tính toán đầu tư, tổ chức sản xuất hợp lý, ngay từ đầu đã thực hiện theo các quy trình sản xuất an toàn. Đồng đất Thanh Hà trước đây đã thành công với cây cam ở thị trường trong nước, cam đã được xuất sang các nước Đông Âu. 

Chị Trần Thị Thếp, cán bộ khuyến nông thị trấn Thanh Hà cho biết:  Đến năm 2018, thị trấn đã có 100 ha cam các loại, tập trung ở các khu Thống Nhất, Đồng Tâm và Thành Công. Trong đó có 60 ha bước vào kỳ kinh doanh, dự tính sản lượng đạt khoảng 700 tấn. Chất lượng cam của Thanh Hà vị thơm mát, ngọt thanh, mẫu mã đẹp, vỏ mỏng, bóng, quả căng mọng, không rám, hy vọng sẽ củng cố và chiếm lĩnh lòng tin của người tiêu dùng. Hiện tại, tỷ trọng nông nghiệp chiếm khoảng 30% trong cơ cấu kinh tế, thu nhập bình quân của người dân đạt 39 triệu đồng, hộ nghèo còn 9/583 hộ. 

Lạc Thủy là huyện vùng thấp của tỉnh, có tổng diện tích tự nhiên 31.495,5 ha, trong đó đất có khả năng trồng cây ăn quả trên 1.700 ha. Huyện đã triển khai các giải pháp huy động nguồn lực, hỗ trợ sản xuất, định hướng người dân đầu tư giống, vốn, khoa học kỹ thuật, phát triển vùng cây ăn quả, cây có múi đem lại kết quả tích cực. Người dân Lạc Thủy có trình độ sản xuất, thâm canh khá cao, biết tổ chức quản lý, đầu tư cho sản xuất, thực hiện nguyên tắc "4 đúng” trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Trên địa bàn huyện đã hình thành vùng cây ăn quả tập trung tại các xã: Phú Thành, Liên Hoà, Hưng Thi, Cố Nghĩa, thị trấn Thanh Hà; trồng thanh long tại xã Phú Thành; trồng mắc ca, na tại xã Đồng Tâm; trồng nhãn tại các xã: Cố Nghĩa, Thanh Hà, Đồng Tâm, An Bình... Năm 2018 tổng diện tích cây ăn quả của huyện có 1.846 ha, tăng  45,9% so với năm 2015. Trong đó riêng diện tích cam 731 ha, các giống chủ yếu là: Xã Đoài, cam Valencia, đường Canh, sản lượng đạt khoảng 7.980 tấn, giá trị khoảng 160 tỷ đồng. Năm 2017, huyện Lạc Thủy đã tổ chức lễ công bố đón văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu tập thể "Cam Lạc Thủy” cho các sản phẩm cam của huyện, mở ra cơ hội mới nâng cao giá trị và thương hiệu. Huyện, đang thực hiện mục tiêu giữ ổn định diện tích cam, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, khuyến khích phát triển các hình thức tổ chức sản xuất cây ăn quả, tăng cường ứng dụng công nghệ cao một số khâu trồng, chăm sóc cây ăn quả theo các quy trình sản xuất nông nghiệp tốt, nâng cao chất lượng sản phẩm cam Lạc Thủy đáp ứng nhu cầu thị trường. 

L.C


Các tin khác


Xã Dân Hạ phấn đấu về đích nông thôn mới

(HBĐT) - Hình ảnh những người thợ khẩn trương hoàn thiện xây dựng đường giao thôn nông thôn, đường bê tông uốn lượn quanh các xóm, những hàng hoa dọc các tuyến đường... là minh chứng cho quá trình phấn đấu của xã Dân Hạ trên hành trình về đích NTM.

Huyện Tân Lạc: 4 xã đạt tiêu chí số về môi trường

(HBĐT) - Đến nay, huyện Tân Lạc xây dựng được 231 mô hình phụ nữ tự quản gắn với thực hiện chương trình "5 không, 3 sạch". Xây dựng mô hình gia đình kiểu mẫu, xóm kiểu mẫu. Tổ chức trồng hoa, cây xanh ở các đường làng, ngõ xóm tại các xã: Thanh Hối, Tử Nê, Mãn Đức, Phong Phú, Địch Giáo, Tuân Lộ... Đồng thời đầu tư, nâng cấp hệ thống xử lý rác thải tại khu trung tâm huyện, tổ chức thu gom rác trên toàn huyện.

200 triệu đồng hỗ trợ công ty TNHH MDF Hòa Bình ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến

(HBĐT) - Tại xã Lạc Thịnh (Yên Thủy), Sở Công Thương vừa tiến hành nghiệm thu và thông qua Đề án "Hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiến tiến trong chế biến gỗ”.

Những vấn đề đặt ra trong quản lý, sử dụng đất tại các doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa

(HBĐT) - Đến cuối tháng 9/2018, toàn tỉnh có 38 doanh nghiệp Nhà nước đã thực hiện cổ phần hóa. Các doanh nghiệp này đang quản lý, sử dụng 656.186,4 m2 đất phi nông nghiệp, với 178 khu đất tại 10 huyện, thành phố.

Giải quyết dứt điểm vướng mắc GPMB đường 435 địa phận huyện Cao Phong

(HBĐT) - Sáng 16/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh đã kiểm tra công tác GPMB dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp tuyến đường 435 (Bình Thanh- Ngòi Hoa). Cùng đi có lãnh đạo và chuyên viên các Sở: GTVT, TN&MT, Văn phòng UBND tỉnh, các huyện Cao Phong và Tân Lạc.

Xây dựng thành công chuỗi liên kết sản xuất, cung cấp cam đảm bảo an toàn thực phẩm

(HBĐT) - Ngày 16/11, tại xã Bình Thanh (Cao Phong), Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đã tổ chức hội nghị tổng kết chuỗi liên kết sản xuất, cung cấp cam đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2018.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục