Sau hơn một thập kỷ được tìm thấy, cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô đã tăng trọng lượng nhanh chóng, từ 67kg lên khoảng 140kg.
Rùa Hoàn Kiếm, còn được biết
đến với tên Giải Sin-hoe (Rafetus swinhoei) là một loài rùa mai mềm khổng lồ.
Cá thể
Rùa Hoàn Kiếmcuối cùng ở Hồ Gươm
từng đạt tới trọng lượng 169kg với chiều dài 2,08 m và chiều rộng 1,08m, tuổi
thọ ước đạt 200 tuổi.
Sau khi cụ rùa Hồ Gươm qua đời cho đến khi
phát hiện ra cá thể rùa Hoàn Kiếm mới ở hồ Xuân Khanh (tháng 3/2018), Việt Nam
chỉ có một cá thể Rùa Hoàn Kiếm duy nhất được biết đến là cá thể rùa Hoàn Kiếm
ở hồ Đồng Mô.
Được tìm thấy lần đầu vào năm 2007, rùa Hoàn
Kiếm ở hồ Đồng Mô khi đó có kích thước nhỏ so với kích thước tối đa của loài
rùa này. Năm 2008, trong đợt lũ lịch sử ở Hà Nội khiến đập hồ Đồng Mô vỡ,
rùa thoát ra sông Tích, một người dân ở thôn Cời (phường Trung Sơn Trầm,
thị xã Sơn Tây, Hà Nội) bắt được. Thời điểm đó, cá thể rùa Hoàn Kiếm đạt trọng
lượng 67kg. Sau khi thuyết phục ngư dân, các tổ chức bảo tồn và cơ quan chức
năng đã chữa trị vết thương và đưa lại cá thể rùa Hoàn Kiếm về hồ Đồng Mô. Từ
đó đến nay, Chương trình Bảo tồn Rùa Châu Á (ATP) cử cán bộ thường xuyên theo
dõi, quan sát, bảo vệ cá thể rùa quý hiếm nhất thế giới này.
Cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô được ghi nhận vào tháng
6/2018. Ảnh: ATP.
Một thập kỷ qua, nhiều lần rùa Hoàn Kiếm nổi
lên mặt nước và được cán bộ của ATP ghi nhận. Theo đó, cá thể rùa Hoàn Kiếm ở
hồ Đồng Mô đã phát triển nhanh về khối lượng. Hiện đại, ước đạt 120-140kg, gần
tới kích thước trưởng thành của loài Rùa Hoàn Kiếm.
Do kích thước lớn, Rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô
đối mặt với nhiều mối đe dọa, đặc biệt là nguy cơ dính lưới đánh cá của ngư
dân. Tháng 3/2015, rùa từng dính lưới ngư dân và may mắn thoát được sau khi phá
lưới. ATP nhiều lần kêu gọi bảo tồn cá thể rùa quý hiếm cũng như triển khai
nhiều chương trình truyền thông bảo vệ rùa.
Gần đây, với việc phát hiện ra cá thể rùa Hoàn
Kiếm ở hồ Xuân Khanh (thị xã Sơn Tây, Hà Nội), cùng sự trưởng thành của cá thể
Rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô, mở ra hy vọng khôi phục quần thể loài rùa quý hiếm
nhất thế giới, có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân Thủ
đô.
Theo báo Tiền Phong
(HBĐT) - Ban chỉ đạo chính quyền điện tử tỉnh vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chính quyền điện tử tỉnh Hòa Bình năm 2019.
(HBĐT) - Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện nghiêm túc các kế hoạch, chỉ thị của UBND tỉnh về công tác PCTT trên địa bàn tỉnh. Tổ chức, thực hiện công tác PCTT&TKCN tại địa phương theo phương châm "4 tại chỗ”; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện dự phòng; tổ chức huấn luyện, diễn tập các phương án sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ cứu hộ đê, đập, TKCN đảm bảo khắc phục kịp thời hậu quả thiệt hại sau lũ bão, sớm ổn định sản xuất và đời sống nhân dân.
(HBĐT) - Ngày 30/1, UBND TP Hòa Bình phối hợp với Sở Xây dựng, Viện Quy hoạch và nông thôn quốc gia - Bộ Xây dựng tổ chức hội nghị công bố đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP Hòa Bình đến năm 2035.
(HBĐT) - Là tỉnh miền núi nên việc đầu tư xây dựng hệ thống lưới điện tại vùng sâu, vùng xa ở tỉnh ta còn gặp nhiều khó khăn do địa hình phức tạp, dân cư sống phân tán, suất đầu tư lớn, bán kính cấp điện của các trạm biến áp phân phối lớn. Mặt khác, hệ thống lưới điện trên địa bàn một số khu vực do được đầu tư từ lâu nên đã xuống cấp, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định. Do đó, thời gian qua, tỉnh ta đã dành nhiều nguồn lực để cải tạo, nâng cấp lưới điện, đưa dòng điện quốc gia về nông thôn.
(HBĐT) - Nhằm tăng cường năng lực quản lý tổng hợp chất thải rắn, thay đổi nhận thức về bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 11, ngày 25/1/2019 thực hiện Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
(HBĐT) - Ngày 30/1, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ Nông dân (Hội Nông dân tỉnh) đã tổ chức trao 5.000 cây chuỗi ngọc và 600 cây hoa ngũ sắc cho các hộ dân xóm Bảm, xã Tây Phong, Cao Phong.