(HBĐT) - Nhằm tăng cường năng lực quản lý tổng hợp chất thải rắn, thay đổi nhận thức về bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 11, ngày 25/1/2019 thực hiện Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Thực hiện kế hoạch nhằm đạt mục tiêu đẩy mạnh công tác thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn; ứng dụng các công nghệ xử lý chất thải rắn tiên tiến, thân thiện với môi trường; phòng ngừa, kiểm soát, hạn chế về cơ bản mức độ phát sinh chất thải rắn, từ đó giảm thiểu tác động tiêu cực do chất thải rắn gây ra tới môi trường và sức khỏe con người.
Để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ UBND tỉnh đề ra với chất thải nguy hại là kiểm soát chặt chẽ nguồn phát sinh từ hoạt động SX-KD, dịch vụ; tuyên truyền, hướng dẫn người dân phân loại và chuyển các sản phẩm thải bỏ đến điểm thu hồi hoặc chuyển cho các tổ chức đủ điều kiện thu gom, vận chuyển chất thải theo đúng quy định của pháp luật để chuyển đến các điểm thu hồi theo quy định.
Xây dựng các điểm trung chuyển chất thải nguy hại, thu hồi sản phẩm thải bỏ tập trung, khu lưu chứa bao gói thuốc BVTV sau sử dụng nhằm tăng cường thu gom, xử lý đối với chất thải nguy hại phát sinh từ các chủ nguồn thải có khối lượng phát sinh nhỏ hoặc chủ nguồn chất thải nguy hại ở vùng sâu, vùng xa đối với bao gói thuốc BVTV sau sử dụng.
Khuyến khích các cơ sở SX-KD, dịch vụ áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, ít phát sinh chất thải nguy hại; tăng cường việc tái chế, tái sử dụng chất thải...
- Đối với chất thải rắn sinh hoạt, cần xây dựng và triển khai phương án quản lý tổng thể, trước mắt ưu tiên tập trung tại các huyện: Lương Sơn, Cao Phong, Mai Châu. Rà soát quy hoạch các khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt để có phương án điều chỉnh, bổ sung theo hướng xử lý chất thải cho cả vùng đô thị và nông thôn, ưu tiên quy hoạch các khu xử lý ở khu vực miền núi.
Triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn, trước mắt tập trung triển khai tại TP Hòa Bình, thị trấn Bo (Kim Bôi), thị trấn Mai Châu (Mai Châu) trong năm 2020; phấn đấu đến năm 2025 triển khai việc phân loại chất thải rắn tại nguồn trên toàn tỉnh.
Khuyến khích, kêu gọi xã hội hóa đầu tư trong công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt; ưu tiên xây dựng các cơ sở tái chế, xử lý chất thải có công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường...
- Về chất thải rắn công nghiệp thông thường cần thống kê nguồn thải, khối lượng phát sinh, hình thức phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề và các cơ sở SX-KD, dịch vụ, hoàn thành trong năm 2020. Xây dựng chính sách ưu tiên đầu tư các dự án có sử dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, tiêu tốn ít nguyên nhiên liệu, phát sinh ít chất thải. Khuyến khích việc phân loại, tái sử dụng, tái chế chất thải rắn công nghiệp thông thường...
- Đối với chất thải rắn đặc thù, xây dựng quy hoạch điểm tập kết, xử lý chất thải rắn xây dựng; khuyến khích việc tái chế, tái chế sử dụng chất thải rắn xây dựng. Xây dựng và phổ biến rộng rãi hướng dẫn về thu gom, tái chế, tái sử dụng, xử lý chất thải phát sinh từ hoạt động nông nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm, ưu tiên cao cho việc sản xuất phân compost và biogas...
P.V (TH)
Trong một nghiên cứu mới được công bố, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng Bắc Cực đang trải qua nhiệt độ nóng nhất trong 115 nghìn năm qua.
(HBĐT) - Một ngày cuối đông, chúng tôi đến khu tái định cư của xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi. Những ngôi nhà mới xây san sát nhau. Con đường rộng hơn 5 m chạy từ đầu đến cuối xóm đang chuẩn bị đổ bê tông.
(HBĐT) - Chiều 25/1, Sở TN&MT đã tổng kết công tác năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh tới dự.
(HBĐT) - Ngày 25/1, tại UBND thành phố Hoà Bình, Đoàn ĐBQH đã giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai có hiệu lực đến hết năm 2018. Đồng chí Nguyên Tiến Sinh, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì, điều hành cuộc giám sát. Cùng tham gia đoàn giám sát có đại diện Uỷ ban MTTQ tỉnh và một số sở, ngành hữu quan.
(HBĐT) - Cầu Hòa Bình được xây dựng và đưa vào sử dụng gần 20 năm nay, hiện đứng trước áp lực quá tải bởi sự gia tăng của các phương tiện ô tô, xe máy. Thường xuyên ùn ứ, ách tắc cục bộ vào giờ cao điểm đang là thực tế diễn ra tại cây cầu duy nhất nối 2 bờ sông Đà trên địa bàn TP Hòa Bình.
(HBĐT) - Hiện nay, lĩnh vực trồng trọt chiếm khoảng 67% cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Cùng với sự phát triển mạnh của các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, mức độ sử dụng phân bón cũng tăng cao với tổng nhu cầu của toàn tỉnh được xác định khoảng 113.402 tấn/năm (chỉ tính riêng các loại phân bón do nhà máy sản xuất). Trong khi đó, nguồn cung cấp chủ yếu là các cửa hàng, đại lý kinh doanh phân bón tư nhân có quy mô nhỏ và theo thời vụ. Thực tế này đang đặt ra yêu cầu cấp thiết: Cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước về kinh doanh và sử dụng phân bón, từ đó tạo ra thuận lợi để nâng cao hiệu quả chỉ đạo sản xuất, giúp người sản xuất sử dụng phân bón hiệu quả, an toàn hơn.