(HBĐT) - Trong cơ cấu cây trồng vụ xuân hàng năm, huyện Yên Thủy không xác định lúa là cây chủ lực như nhiều địa phương trong tỉnh. Thay vào đó là các loại cây màu có khả năng chịu hạn tốt và giá trị kinh tế cao hơn như ngô, lạc, rau các loại… Đối với vùng đất "chưa nắng đã hạn” như Yên Thủy, đây chính là giải pháp hữu hiệu nhằm chủ động kiểm soát mức độ ảnh hưởng của hạn hán đối với tình hình sản xuất nông nghiệp.


Theo kế hoạch sản xuất vụ xuân năm nay, toàn huyện Yên Thủy gieo trồng khoảng 7.000 ha cây hàng năm. Trong đó, các cây chủ lực tiếp tục được xác định là ngô, lạc, mía, rau các loại…

Bám sát kế hoạch, UBND huyện Yên Thủy đã tích cực chỉ đạo sản xuất. Ngay từ tháng 12/2018, UBND huyện đã đôn đốc UBND các xã, thị trấn tập trung rà soát điều kiện cần thiết để sẵn sàng triển khai kế hoạch sản xuất vụ xuân, đảm bảo tốt tiến độ trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Trước đó, vụ đông 2018 đã được triển khai vượt kế hoạch đề ra khoảng 20,13% với tổng diện tích trên 986 ha các loại cây hàng năm. Ngay sau khi thu hoạch vụ đông, các địa bàn đã khẩn trương làm đất để chuẩn bị sẵn sàng cho sản xuất vụ sau, phấn đấu đảm bảo khung thời vụ đối với từng nhóm cây trồng.

Đồng chí Vũ Hồng Thanh, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Yên Thủy cho biết: Do có sự chủ động cao nên việc gieo trồng các loại cây vụ xuân đều đảm bảo thời vụ tốt. Cụ thể, gần 500 ha lúa đã được tập trung gieo cấy trước ngày 20/2. Với tiến độ hiện nay, dự kiến trước ngày 10/3, toàn huyện sẽ hoàn thành trồng lạc, trước ngày 15/3 hoàn thành trồng mía và sắn. Thời vụ trồng rau, đậu thực phẩm cho phép kéo dài đến cuối tháng 3 nhưng không vì thế mà chủ quan.


Thay vì cấy lúa, nông dân xã Bảo Hiệu (Yên Thủy) chủ động trồng rau, đậu thực phẩm để hạn chế khả năng thiếu nước và đảm bảo hiệu quả sản xuất vụ xuân.

 

Song song với quyết tâm đảm bảo tốt khung thời vụ, diễn biến đáng ghi nhận trong sản xuất vụ xuân năm nay của huyện Yên Thủy là sự chủ động trong phòng chống hạn. Trước khi đề ra kế hoạch sản xuất vụ xuân 2019, UBND huyện Yên Thủy đã yêu cầu UBND các xã, thị trấn, các ngành,đơn vị liên quan thực hiện tốt các nội dung, trong đó ưu tiên hàng đầu là phòng chống hạn. Huyện đã đôn đốc các xã, thị trấn chủ động kiểm tra, đánh giá khả năng cung cấp nước của hệ thống hồ, đập, công trình thủy lợi để bố trí cơ cấu sản xuất, mùa vụ, cơ cấu cây trồng phù hợp; quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguồn nước, tránh rò rỉ, thất thoát; sử dụng nước tiết kiệm, có hiệu quả nguồn nước tưới; nghiêm cấm không tùy tiện tháo nước đánh bắt cá, nạo vét ao, hồ làm mất cân đối nguồn nước trong thời vụ sản xuất; có kế hoạch ưu tiên sử dụng nước hợp lý, có phương án xử lý kịp thời khi nguồn nước thiếu hụt…

Đến thời điểm này, tình hình nước tưới phục vụ sản xuất vụ xuân của huyện Yên Thủykhá thuận lợi. Mực nước tích trữ tại các hồ, đập cơ bản đáp ứng nhu cầu nước tưới để người dân hoàn thành kế hoạch gieo trồng trong khung thời vụ và sau đó chủ động được nước tưới cho các khâu chăm sóc tiếp theo như làm cỏ, sục bùn, bón thúc… Tuy nhiên không vì thế mà chủ quan, UBND huyện chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với UBND các xã, thị trấn tổ chức kiểm tra công tác điều tiết nước;chỉ đạo các tổ hợp tác dùng nước xây dựng kế hoạch cấp nước, tưới nước hợp lý, có phương án ứng phó khi nguồn nước bị thiếu hụt, bố trí các điều kiện để đảm bảo có thể huy động máy bơm dã chiến bơm tưới nước khi cần thiết…

Đồng chí Bùi Thị Kim Cúc, Phó Chủ tịch UBND huyện trao đổi: Đối với vùng đất luôn gặp khó khăn về nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp như huyện Yên Thủy, giải pháp căn cơ nhất để ứng phó với tình hình hạn hán chính là sự chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trong sản xuất vụ xuân 2019 cũng vậy,tại những nơi không cân đối được nguồn nước phục vụ sản xuất cả vụ, UBND huyện yêu cầu cơ sở vẫn phải bảo đảm hiệu quả sản xuất bằng cách chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thay thế lúa bằng những cây trồng cạn như ngô, lạc, sắn, bí xanh, rau các loại… Các loại cây này vừa có khả năng chịu hạn, vừa có giá trị kinh tế khá cao. Do đó, không chỉ là lựa chọn xác đáng để bà con thay thế cho cây lúa trên những chân ruộng bấp bênh về nước mà còn được xác định là các loại cây trồng chủ lực góp phần quan trọng đảm bảo hiệu quả sản xuất vụ xuân nói riêng, sản xuất nông nghiệp năm 2019 nói chung.

 

Thu Trang


Các tin khác


Bàn giao cây và hoa giống cho các xã xây dựng Nông thôn mới

(HBĐT) - Ngày 28/2, Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ Nông dân (Hội Nông dân tỉnh)  phối hợp với Huyện đoàn Lương Sơn tiến hành bàn giao hơn 100 cây cau tứ thời cho xã Cư Yên, huyện Lương Sơn. Đây là một trong những hoạt động thiết thực nhằm hưởng ứng chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới và thực hiện công trình  đường cây thanh niên nhân dịp phát động tháng Thanh niên năm 2019 tại xã Cư Yên.  

Tăng cường phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào địa bàn tỉnh

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Công điện khẩn số 01, ngày 26/2/2019 về việc tăng cường kiểm soát buôn bán, giết mổ, vận chuyển lợn và sản phẩm lợn để phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh thực phẩm

(HBĐT) - Thực hiện công tác quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản và vệ sinh an toàn thực phẩm, trong tháng 2, lực lượng chức năng thuộc Sở NN&PTNT đã phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh thực phẩm công nghệ, dịch vụ ăn uống và bếp ăn tập thể. Qua kiểm tra phát hiện 9 cơ sở vi phạm các quy định của pháp luật, tiến hành xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 15 triệu đồng (trong đó có 2 cơ sở do Đội quản lý thị trường số 5 xử phạt số tiền 6 triệu đồng); lấy 1 mẫu rượu để tets thử nhanh metanol, cho kết quả âm tính.

Lan tỏa phong trào trồng cây, trồng rừng

(HBĐT) - Đầu xuân 2019, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã phát động hưởng ứng "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” tại tỉnh ta. Chủ tịch Quốc hội biểu dương các cấp, các ngành và đồng bào các dân tộc trong tỉnh đã đẩy mạnh phong trào trồng cây, trồng rừng, liên tục phát triển và lan toả sâu rộng, hiệu quả, góp phần xoá đói, giảm nghèo và bảo vệ môi trường.

Chủ động phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

(HBĐT) - Theo thông báo của Cục Thú y, đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại các tỉnh, thành phố: Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa và có khả năng lây lan rộng. Qua trao đổi với đồng chí Lương Thanh Hải, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh được biết, dịch tả lợn châu Phi là bệnh động vật không lây sang người nhưng là bệnh mới, hiện chưa có thuốc chữa nếu gia súc mắc bệnh, tỷ lệ chết là 100% ở tất cả các loại lợn.

Triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư CánhTạng

(HBĐT) - Ngày 26/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dũng, chủ trì hội nghị triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án hồ chứa nước Cánh Tạng, tỉnh Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục