(HBĐT) - Diễn biến thời tiết đang có biểu hiện thất thường, nắng nóng, khô hạn đã xuất hiện ở các tỉnh phía Nam, giông lốc, mưa đá xuất hiện một số tỉnh miền núi phía Bắc. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (BCH PCTT&TKCN) tỉnh yêu cầu thành viên BCH PCTT&TKCN các cấp, các địa phương nêu cao tinh thần cảnh giác triển khai các phương án PCTT&TKCN theo phương châm "4 tại chỗ”, hạn chế thiệt hại do thiên tai sớm gây ra, bảo vệ tài sản, tính mạng của người dân.
Lực lượng chức năng chặt tỉa cành cây trên tuyến đường Cù Chính Lan (TP Hòa Bình) trước mùa mưa bão năm 2019.
Những năm gần đây, giông, lốc, mưa lũ, sạt lở thường xuyên xảy ra ở hầu hết các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Kỳ Sơn, Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn và Yên Thủy... Đặc biệt, trong 2 năm (2017 - 2018), trên địa bàn tỉnh xảy ra hầu hết các loại hình thiên tai như rét đậm, rét hại, nắng nóng diện rộng, mưa lớn, giông lốc, lũ ống, lũ quét, trượt sạt, lở đất ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của nhân dân, ước tính thiệt hại lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Đồng chí Trần Văn Tiệp, Giám đốc Sở NN&PTNT, Phó trưởng Ban PCTT&TKCN tỉnh cho biết: Từ đầu năm đến nay, thực tế thời tiết diễn biến cực đoan và không theo quy luật. Theo cơ quan khí tượng thủy văn Trung ương, dự báo nhiệt độ trung bình cao hơn so với các năm từ 1,5- 20C. Hiện tại, khu vực miền Nam đã xuất hiện nắng nóng, khô hạn sớm hơn mọi năm. Thực tế ở các tỉnh miền Bắc đã xuất hiện rải rác giông lốc ở một số tỉnh. Trên địa bàn tỉnh cũng xuất hiện mưa đá tại các huyện Đà Bắc, Kỳ Sơn và thành phố Hòa Bình dù ở mức độ nhỏ.
Thời tiết nóng, lạnh thất thường, nguy cơ xảy ra mưa to, giông lốc sớm là rất cao. Chính vì vậy, cần hết sức đề phòng và đặc biệt lưu ý đến hiện tượng giông, lốc khi thời tiết chuyển giao, những luồng không khí nóng, lạnh đan xen. Ngoài ra, phải hết sức cảnh giác với hiện tượng sét thường xuất hiện kèm giông, lốc.
BCH PCTT&TKCN tỉnh đề nghị: Thành viên BCH PCTT&TKCN, các địa phương nêu cao tinh thần cảnh giác, nghiêm túc triển khai các biện pháp PCTT&KTCN theo phương châm "4 tại chỗ”. Trong đó, khẩn trương rà soát, bổ sung kế hoạch, phương án PCTT, phương án ứng phó với sự cố thiên tai. Theo dõi sát diễn biến thời tiết, rà soát, đánh giá các khu vực trọng yếu, nhất là khu vực thường xuyên xảy ra giông, lốc, sạt lở đất, đá ở các xã vùng cao của huyện Mai Châu, Đà Bắc, Lạc Sơn, Tân Lạc... Tuyên truyền, vận động nhân dân chằng chéo, gia cố nhà cửa, kho tàng, bến bãi đề phòng giông lốc, mưa đá sớm gây thiệt hại. Có phương án vận động, di dời người dân ra khỏi vùng nguy cơ trượt sạt. Triển khai ứng trực thường xuyên, cảnh báo, kiên quyết không để người dân tham gia giao thông tại các ngầm tràn khi có mưa lũ và nước dâng cao. Rà soát vận động, di dời nhân dân ra khỏi vùng nguy hiểm ven đồi núi, sông, suối, ngầm tràn.
Các địa phương, chủ công trình thực hiện các phương án bảo đảm an toàn cho từng loại công trình, tu bổ, củng cố các tuyến đê, đập, hồ chứa theo kế hoạch, kiểm tra, phát hiện và có phương án xử lý kịp thời những hư hỏng, ẩn họa. Các công trình cần tổ chức thi công hoàn thành các hạng mục vượt lũ, bảo đảm an toàn hồ, đập và phương án cứu nạn khi có tình huống xấu xảy ra. Các địa phương phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra các khu vực nguy cơ cao trượt sạt, lở đất, đá để kịp thời cảnh báo, kiên quyết di chuyển dân ở khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn khi có tình huống cấp bách.
L.C
(HBĐT) - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 1.700 công trình thủy lợi. Trong đó, có 53 trạm bơm, đảm bảo tưới cho trên 1.400 ha; 527 hồ chứa, 643 bai, đập kiên cố, đảm bảo tưới cho trên 27.870 ha; khoảng 490 công trình tạm (các bai, đập đắp đất hoặc bằng rọ thép) với tổng diện tích tưới khoảng 7.157 ha; hệ thống kênh, mương tưới có tổng chiều dài khoảng 3.076 km. Theo đánh giá của Sở NN&PTNT, hệ thống công trình thủy lợi hiện có khả năng đảm bảo nước tưới chủ động cho trên 35.000 ha cây trồng/vụ, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu về nước tưới của sản xuất vụ xuân năm 2019.
Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Chỉ thị số 15/CT-UBND về việc tăng cường thực hiện các giải pháp thủy lợi phòng, chống hạn hán, thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp năm 2019.
Theo nhà sử học, bản thảo bí ẩn mà ông nhắc tới có thể nắm giữ "đáp án cho tất cả mọi thứ chúng ta đang tìm kiếm liên quan tới lịch sử của các kim tự tháp của Ai Cập”, dù cuốn sách có vẻ "đã biến mất khỏi lịch sử” hoàn toàn.
(HBĐT) - Ngày 22/3, Công ty CP Du lịch Hòa Bình tổ chức bàn giao kỹ thuật nuôi ong và làm rượu cần cho người dân bản Ngòi, xã Ngòi Hòa (Tân Lạc).
(HBĐT) - "Nước cho tất cả - không để ai bị bỏ lại phía sau” là chủ đề của ngày Nước thế giới năm 2019. Qua đó nhằm điều chỉnh, cụ thể những cam kết trong Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, mọi người đều phải được hưởng lợi: "Dù bạn là ai, dù bạn ở đâu, nước là quyền của con người bạn”. Đối với tỉnh ta, những năm qua, nhờ việc đẩy mạnh các chương trình cung cấp nước sạch, nước sinh hoạt hợp vệ sinh, nhất là vùng nông thôn đã có những đổi mới rõ rệt. Bằng nhiều giải pháp hữu hiệu đã đưa nước hợp vệ sinh đến với nhiều bản, làng vùng sâu, vùng xa, vùng cao trên địa bàn.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hiện nay (21-3), ở phía bắc có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía nam. Khoảng đêm mai (22-3), bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh vùng núi và trung du Bắc Bộ.