(HBĐT) - Ngày 13/5, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình và triển khai các giải pháp phòng, chống bệnh DTLCP. Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng dự và chỉ đạo hội nghị. Điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì; các ngành thành viên BCĐ phòng, chống dịch bệnh DTLCP.


Hiện nay, bệnh DTLCP đã xảy ra tại hơn 60 quốc gia, chưa có quốc gia nào được công nhận an toàn đối với bệnh DTLCP. Các nước đã phải tiêu hủy hàng chục triệu con lợn, chi hàng chục tỷ đô la Mỹ cho công tác phòng,chống dịch bệnh. Ở nước ta, bệnh DTLCP đã xuất hiện ở 29 tỉnh, thành phố với tổng số 204 huyện, 2.296 xã, tổng số lợn bệnh và tiêu hủy 1.220.488 con, chiếm khoảng trên 4% tổng đàn lợn của cả nước. Có 29 xã thuộc 12 tỉnh, thành phố có dịch bệnh đã qua 30 ngày sau đó lại phát sinh lợn bệnh ở các hộ chăn nuôi khác trong cùng xã.

Tại hội nghị trực tuyến, đồng chí Bộ trưởng Bộ NN & PTNT, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh DTLCP Nguyễn Xuân Cường đã nêu một số tồn tại, bất cập trong công tác phòng, chống dịch bệnh hiện nay, đó là công tác chủ động giám sát, phát hiện, báo cáo và công bố dịch chưa kịp thời; việc tổ chức tiêu hủy lợn bệnh, lợn chết chưa kịp thời, triệt để; chậm hỗ trợ kinh phí cho người chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy và chưa bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh; vệ sinh, sát trùng, tiêu độc chưa đáp ứng yêu cầu; phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch bệnh; xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh chưa được chú trọng; quản lý vận chuyển, giết mổ và tiêu thụ lợn đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, gây lây lan dịch bệnh; hệ thống thú y và nguồn nhân lực rất thiếu để tổ chức triển khai nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh.


Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các địa phương tăng cường các giải pháp phòng, chống DTLCP.

Sau khi nghe ý kiến phát biểu, kiến nghị từ Bộ, ngành, các địa phương, doanh nghiệp, đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đánh giá cao nỗ lực của các Bộ, ngành,địa phương, doanh nghiệp và người dân trong công tác phòng, chống DTLCP, đồng thời nhấn mạnh: Bệnh DTLCP là bệnh rất nguy hiểm, chưa có thuốc điều trị. Để ngăn chặn tốc độ lây lan DTLCP, ứng phó quyết liệt nhằm giảm thiểu thiệt hại về nhiều mặt (kinh tế, môi trường, nguồn sinh kế của người dân...) cần sự vào cuộc đồng bộ và tích cực hơn nữa của cả hệ thống chính trị. Ban Cán sự Đảng Bộ NN&PTNT phối hợp với Văn phòng Chính phủ khẩn trương hoàn thiện Dự thảo Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tập trung các giải pháp phòng, chống DTLCP; các Bộ, ngành, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống DTLCP cần thường xuyên tổ chức các đoàn liên ngành tiếp tục đến các địa phương có dịch để phối hợp, đánh giá, kiểm tra, kiếm soát và tập trung chỉ đạo; Bộ NN&PTNT tham mưu với Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị, Quyết định mới, phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống DTLCP; hướng dẫn các địa phương triển khai xây dựng trạm kiểm dịch quốc gia; chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành để chỉ đạo tái cấu trúc ngành chăn nuôi nói chung, tái cấu trúc ngành chăn nuôi lợn nói riêng; Bộ Công Thương chủ trì triển khai giải pháp liên kết với các cơ sở đầu mối lớn, hỗ trợ doanh nghiệp trong tiêu thụ lợn để giảm thiểu rủi ro, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng lợn sạch, ATTP trong thời gian tới. Bên cạnh các giải pháp về tăng cường hợp tác quốc tế, thông tin truyền thông, đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao vai trò "động lực", tiên phong của các doanh nghiệp trong việc hỗ trợ người dân phòng, chống DTLCP, bảo vệ sản xuất chăn nuôi.

*Cùng ngày, Ban Chỉ đạo phòng, chống bệnh DTLCP tỉnh ta đã họp, thông tin về tình hình phát sinh bệnh DTLCP, đưa ra các giải pháp để khống chế, hạn chế tối đa mức độ lây lan dịch.

DTLCP đã tái bùng phát ở đợt dịch hồi đầu tháng 5 trên địa bàn 2 huyện Lương Sơn, Lạc Sơn. Tổng số lợn ốm, chết và tiêu huy 229 con với tổng trọng lượng 8.627 kg. Nguyên nhân phát sinh dịch bệnh từ yếu tố thời tiết; nguồn lây đa dạng, khó kiểm soát (do di chuyển của con người, vận chuyển động vật, giết mổ, thức ăn, nước uống...); các tỉnh, thành lận cận đều đã xuất hiện dịch.

Để triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống DTLCP, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dũng đề nghị các thành viên BCĐ phòng, chống DTLCP tỉnh tiếp tục và tích cực bám sát địa bàn phân công; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát liên ngành; tại 2 huyện có dịch tập trung thực hiện các giải pháp chống, bao vây, khoanh vùng ổ dịch và tiêu hủy toàn bộ đàn lợn bệnh để xử lý lây lan. Với các huyện chưa xuất hiện dịch, duy trì thành lập Ban Chỉ đạo, các chốt kiểm dịch tạm thời. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt "5 không". Sở NN&PTNT có văn bản đề xuất tỉnh không công bố dịch nhưng vẫn với thực hiện phương châm chỉ đạo như tỉnh có dịch, vận dụng cơ chế cả tỉnh chống DTLCP.


Bùi Minh


Các tin khác


Đẩy nhanh tiến độ thi công đường 435 Bình Thanh - Thung Nai - Ngòi Hoa

(HBĐT) - Dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 435 (Bình Thanh - Thung Nai - Ngòi Hoa) là dự án trọng điểm, mở ra cơ hội lớn thu hút đầu tư, khai thác tiềm năng du lịch hồ Hòa Bình. Đến nay, những vướng mắc về mặt bằng cơ bản được giải quyết. Chủ đầu tư quyết liệt chỉ đạo nhà thầu, huy động phương tiện, nhân lực tổ chức thi công đồng loạt, đặt mục tiêu cơ bản hoàn thành vào tháng 6/2020, lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Xuất hiện thêm 1 ổ dịch tả lợn châu Phi       

(HBĐT) - Ngày 7/5, trên địa bàn xã Cao Thắng (Lương Sơn) tiếp tục xuất hiện thêm một ổ dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Cụ thể tại hộ chăn nuôi Lê Thị Mỳ, xóm Quyền Chương với đàn lợn mắc là 17 con, trong đó có 1 lợn nái đã chết, 2 lợn ốm.

Bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Hồ Hòa Bình là hồ nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á với chiều dài trên 80 km, diện tích mặt nước 8.892 ha, trải rộng trên địa bàn 17 xã thuộc 5 huyện, thành phố trong tỉnh. Theo cơ quan chuyên môn, nguồn lợi thủy sản tự nhiên và khu hệ cá phân bố trên các loại thủy vực tự nhiên ở Hòa Bình tương đối phong phú. Sau khi điều tra, khảo sát thực trạng nguồn lợi thủy sản trên vùng hồ sông Đà, kết quả thu được là đã xác định có 24 bãi cá đẻ tự nhiên của 4 nhóm cá tham gia đẻ trứng. Khu hệ cá sông Đà thuộc địa phận tỉnh Hòa Bình gồm 94 loài và phân loài, thuộc 712 giống, 21 họ trong 8 bộ. Trong số này có 88 loài cá bản địa, chiếm 93,6%; 6 loài cá di nhập, chiếm 6,4% và 12 loài cá trong sách đỏ Việt Nam năm 2007.

Mỗi ngày có tới hơn 1,5 triệu mẫu virus được tung lên mạng

Theo thống kê của BKAV, trên toàn cầu mỗi ngày có tới hơn 1,5 triệu mẫu virus được hacker tung lên mạng với mục đích khai thác dữ liệu, kiếm tiền, gây thiệt hại cho người dùng lên tới hàng tỉ USD.

Chú trọng quản lý hệ thống đê điều trước và trong mùa mưa lũ

(HBĐT) - Theo UBND tỉnh, việc đảm bảo an toàn cho hệ thống đê điều phòng, chống lũ có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai (PCTT), giúp các địa phương chủ động kiểm soát mức độ thiệt hại. Đó là một trong những ưu tiên hàng đầu hiện nay, khi mùa mưa lũ đang đến gần và đặt ra nhiều thách thức đối với công tác PCTT năm 2019.

Công nhân kỹ thuật cao có vai trò rất quan trọng trong sản xuất

Sáng 5-5, tại buổi gặp gỡ 90 công nhân kỹ thuật cao, đại diện cho một nghìn công nhân lao động kỹ thuật cao trên cả nước được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Nhà nước rất quan tâm tới đội ngũ công nhân kỹ thuật cao và sẽ hỗ trợ về mọi mặt để đội ngũ này ngày càng phát triển lớn mạnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục