(HBĐT) - Cách trung tâm huyện Cao Phong khoảng 17 km, Yên Thượng là xã vùng cao đặc biệt khó khăn, thu nhập bình quân đầu người toàn xã đạt 16,5 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 38,7%. Nguyên nhân chính dẫn đến kinh tế chậm phát triển, chất lượng đời sống người dân còn thấp là do đường giao thông nông thôn còn nhiều trắc trở. Trước thực tế trên, cấp ủy, chính quyền xã tập trung tìm giải pháp để giải "bài toán" về đường giao thông.
Đường giao thông tại xóm Đai, xã Yên Thượng (Cao Phong) chưa được cứng hóa gây cản trở phương tiện lưu thông và phát triển KT-XH trên địa bàn.
Theo thống kê, trục tỉnh lộ 444 dài 14 km từ xã Tây Phong đi Yên Thượng đã được đầu tư xây dựng, cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại thuận tiện cho người dân. Trục đường liên xã dài 8,4 km, đã cứng hóa 5,7 km, đạt 61,9%; trục đường liên thôn, xóm dài 6,3 km, đã cứng hóa 4,6, đạt 72,4%; trục đường ngõ, xóm 4,7 km, đã cứng hóa 1,2 km, đạt 25,5%; trục giao thông nội đồng toàn bộ là đường đất.
Đồng chí Bùi Văn Chung, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: "Được sự quan tâm hỗ trợ nguồn kinh phí của Nhà nước, nhiều trục đường giao thông đã được đầu tư xây dựng, phát huy vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển KT - XH địa phương. Tuy nhiên, một số tuyến đường đã xuống cấp, hư hỏng nặng. Điển hình như tỉnh lộ 444 đã xuất hiện vết nứt, mặt đường vỡ gây khó khăn cho các phương tiện lưu thông trên đường. Ngoài ra, đường giao thông tại các xóm Um, Đai, Rớm Khánh… chưa được bê tông hóa, chủ yếu là đường đất, lầy lội. Đặc biệt, khi xảy ra mưa to ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân, học sinh đến trường gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, toàn xã có trên 100 ha mía tím, việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa thường xuyên bị ngưng trệ.
Khảo sát thực tế tại xóm Đai, theo quan sát, con đường dẫn lên trung tâm xóm có độ dốc cao, đường đất trơn trượt. Người dân trong xóm vẫn nói đùa rằng: "Cứ trời mưa to là xuất hiện suối giữa lòng đường”. Để khắc phục tình trạng trên, xóm đã huy động nhân dân đóng góp ngày công, vận chuyển đất, đá từ dưới suối để rải trên bề mặt đường chống trơn trượt. Dù vậy vẫn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn đối với phụ nữ và trẻ nhỏ khi lưu thông trên tuyến đường bởi tay lái yếu, đường khó đi.
Ông Bùi Văn Đạm, xóm Đai cho biết: "Bên cạnh việc ảnh hưởng đến đời sống dân sinh, đường giao thông còn ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của gia đình tôi. Cùng một loại mía, chất lượng như nhau nhưng khu vực trung tâm xã có thể bán với giá 5.000 đồng/cây, nhưng tại khu vực xóm tôi chỉ bán được 3.000 đồng/cây. Nguyên nhân chính do đường giao thông chưa được cứng hóa, xe tải không thể đến tận vườn để thu mua. Chính vì vậy, các hộ phải mất thêm chi phí nhân công để vận chuyển hàng hóa”.
Hiện nay, một trong những vấn đề khiến người dân trăn trở là chỉ có duy nhất tỉnh lộ 444 là con đường "độc đạo” dẫn vào Yên Thượng. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, tình hình mưa lũ, thiên tai diễn biến phức tạp, khó lường. Nếu tình trạng sạt lở xảy ra trên cung đường này thì mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận chuyển hàng hóa của người dận bị tạm ngừng hoạt động.
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã cho biết thêm: Trong thời gian tới, xã mong muốn Nhà nước quan tâm, hỗ trợ nguồn vốn nhanh chóng thi công tuyến đường liên xã từ Yên Thượng đi xã Đông Lai (Tân Lạc), tạo điều kiện cho người dân thông thương, dễ dàng vận chuyển hàng hóa ra quốc lộ 12B. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn để nâng cấp, tu sửa và xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn trên địa bàn. Ngoài ra, chính quyền xã sẽ huy động nhân dân hiến đất, đóng góp ngày công để xây dựng đường giao thông nông thôn. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong đời sống, sinh hoạt, nâng cao thu nhập và góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH địa phương.
Đức Anh
(HBĐT) - Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp (Sở Công Thương) vừa trao giấy chứng nhận đăng kỹ nhãn hiệu của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho hộ kinh doanh Bùi Văn Vinh, địa chỉ xóm Đình, xã Phú Lai (Yên Thủy).
Ngày 27/9, tại huyện Cao Phong, Tỉnh Đoàn phối hợp với Huyện Đoàn Cao Phong tổ chức chương trình giao lưu tọa đàm nâng cao giải pháp thực hiện phong trào "Tuổi trẻ sáng tạo" năm 2019. Trên 70 cán bộ, đoàn viên các cơ sở đoàn và các đoàn viên tiêu biểu trong khởi nghiệp sáng tạo tham dự.
(HBĐT) - Tháng 9/2018, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 125 về việc triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018-2020. Được coi như một nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững, các cấp, ngành đã cùng vào cuộc. Trong đó, Sở KH&CN đã có những hoạt động cụ thể tạo lực đẩy cho chương trình.
(HBĐT) - Từ ngày 21/12/2018, Tập đoàn Điện lực Việt Nam chính thức cung cấp dịch vụ điện trực tuyến cấp độ 4, đồng thời đảm bảo cung cấp dịch vụ thanh toán hóa đơn tiền điện và chi phí các dịch vụ: cấp điện từ lưới hạ áp; cấp điện lại theo yêu cầu của khách hàng; đóng cắt điện do nợ tiền điện; thay đổi công suất sử dụng điện/thay đổi loại công tơ 1 pha, 3 pha; thay đổi vị trí thiết bị đo đếm.
(HBĐT) - UBND xã Lâm Sơn (Lương Sơn) vừa phối hợp với Công ty TNHH Tư vấn đầu tư và Thương mại INTRACO tổ chức lễ bàn giao và đưa vào sử dụng Trạm xử lý và cung cấp nước uống sạch an toàn cho xã Lâm Sơn. Dự buổi bàn giao có đại diện lãnh đạo Hội LHPN tỉnh.
(HBĐT) - Huyện Kim Bôi có địa bàn rộng với 28 xã, thị trấn. Những năm qua, hệ thống giao thông nông thôn (GTNT) luôn được chú trọng đầu tư nhưng vì nguồn lực còn hạn chế nên chưa đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH. Việc nâng cấp hạ tầng GTNT đang là bài toán khó đặt ra đối với nhiều địa bàn của huyện.