(HBĐT) - Vào 21h42p ngày 19/10, một tảng đá to từ trên đỉnh núi cao cách xa nhà hàng trăm mét trượt xuống, văng qua vườn cây, đánh vỡ cột nhà và văng tiếp vào giường ngủ của 4 mẹ con đang nằm, làm cháu L.T.T.N (sinh năm 2008) ở xã Suối Nánh (Đà Bắc) bị thương nặng. Dù được đưa đi cấp cứu, nhưng cháu không qua khỏi.
Lãnh đạo huyện Đà Bắc đến hiện trường vụ đá lăn gây ra cái chết thương tâm cho cháu N. tại xóm Duốc, xã Suối Nánh (Đà Bắc).
Cho đến bây giờ, người dân xã Suối Nánh vẫn còn bàng hoàng không thể ngờ vào mùa khô vẫn xảy ra tình trạng đá lăn gây hậu quả nghiêm trọng. Chủ tịch UBND xã Suối Nánh Bùi Văn Phúc cho biết: Ngay sau sự việc đá lở đè chết người xảy ra tại xóm Duốc, cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành đã đến hiện trường, tổ chức đi cấp cứu, nhưng thật đau xót, cháu bé không qua khỏi. Xã đã thăm hỏi, động viên gia đình và phối hợp làm thủ tục mai táng cho người bị nạn. Sau vụ đá lăn, tâm lý người dân rất hoang mang, lo sợ bị đất, đá trượt sạt vùi lấp. Xã đã khẩn trương rà soát các khu đồi xóm Ruốc và chỉ đạo di dời khẩn cấp 10 hộ dân diện nguy cơ cao theo hình thức xen ghép ở nhà người thân để bảo đảm an toàn bước đầu.
Suối Nánh là xã khó khăn bậc nhất của huyện Đà Bắc, độ dốc lớn, nằm trong vùng nguy cơ trượt sạt, đá lở đá lăn, lũ ống lũ quét. Người dân phải bám đồi núi làm nhà sinh sống. Tình trạng trượt sạt thường xuyên xảy ra vào mùa mưa lũ, tuy việc đá lở vào mùa khô rất hiếm thấy. Những năm gần đây, thiên tai, mưa lũ phá hủy cơ bản hạ tầng sản xuất, đất canh tác, nhà cửa của người dân. Suối Nánh có 5 xóm gồm: Cơi 1, 2, 3, Bưa Xen, Duốc. Xã có khoảng 330 hộ dân với khoảng 1.400 nhân khẩu, trong đó, 1/2 số hộ dân có nguy cơ ảnh hưởng thiên tai, mưa lũ. Liên tiếp trong năm 2017, 2018, xã bị thiệt hại năng nề bởi thiên tai, mưa lũ, đá lở, đá lăn, nhiều công trình hạ tầng bị phá hủy, cuộc sống người dân bị đe dọa nghiêm trọng. Năm 2018, Nhà nước đã hoàn thành xây dựng khu tái định cư Bưa Cốc, hiện đã giải quyết một phần nỗi lo trượt sạt, bảo đảm an toàn cho mấy chục hộ dân.
Theo Chủ tịch UBND xã Bùi Văn Phúc, hiện, nguy cơ đá lở rất cao, núi đá chênh vênh, không biết khi nào đá lăn xuống nhà dân, nhất là các xóm Bưa Xen, Cơi, Duốc rất nguy hiểm. Xã mong muốn Nhà nước tiếp tục triển khai xây dựng khu tái định cư cho khoảng 75-76 hộ dân, bảo đảm cuộc sống lâu dài cho bà con.
Đồng chí Phạm Minh Sơn, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Đà Bắc cho biết: Đà Bắc là huyện vùng cao, địa hình chia cắt, độ dốc cao thường xuyên xảy ra trượt sạt, đá lở, đá lăn, lũ ống, lũ quét đe dọa nghiêm trọng tính mạng và tài sản và người dân. Trên địa bàn huyện có hàng trăm điểm nguy cơ trượt sạt đất, đá, trong đó, tình trạng đá lở, đá lăn xảy ra phổ biến tại các xã vùng cao như: Đồng Nghê, Suối Nánh, Mường Tuổng… Huyện đang chỉ phòng, ban chức năng, cấp ủy, chính quyền các xã rà soát các điểm nguy cơ sạt trượt sạt, tuyên truyền cảnh báo cho người dân nêu cao cảnh giác, di dời ra khỏi vùng nguy cơ trượt sạt, đá lở, đá lăn.
Theo rà soát của cơ quan chức năng, toàn tỉnh hiện có 423 điểm dân cư có nguy cơ thiên tai cao, với 3.905 hộ dân nằm trong vùng ảnh hưởng, cần phải có phương án bố trí, ổn định dân cư theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg, ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, khu vực nguy cơ cao về sạt lở đất, đá lăn có 286 điểm với 2.275 hộ cần phải bố trí dân cư, tập trung ở các huyện: Tân Lạc 38 điểm với 202 hộ; Đà Bắc 108 điểm với 492 hộ, Mai Châu 24 điểm với 369 hộ; Lạc Sơn 15 điểm với 79 hộ; Cao Phong 47 điểm với 182 hộ; Kỳ Sơn 5 điểm với 55 hộ; Yên Thủy 18 điểm với 230 hộ; Lương Sơn 5 điểm với 17 hộ; Kim Bôi 67 điểm với 452 hộ; TP Hòa Bình 5 điểm với 196 hộ.
Không chỉ xảy ra vào mùa mưa lũ, những năm gần đây, ghi nhận tình trạng trượt sạt, đá lở, đá lăn vùi lấp, phá hủy nhà dân thường xuyên xảy ra tại nhiều xã vùng cao như: Lũng Vân, Quyết Chiến, Phú Cường (Tân Lạc); Mai Hạ, Xăm Khòe, Pù Bin, Noong Luông, Phúc Sạn, Tân Mai (Mai Châu); Quý Hòa, Tuân Đạo (Lạc Sơn)... đòi hỏi cấp ủy, chính quyền và người dân các địa phương cần nêu cao cảnh giác, rà soát các điểm, khu vực nguy hiểm, có giải pháp phòng, chống, di dời, sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy cơ trượt sạt, đá lở, đá lăn, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại đáng tiếc xảy ra.
Lê Chung
Chiều tối ngày 17/10, UBND thành phố Hà Nội phát đi thông báo nước sạch sông Đà không còn vệt dầu, khuyến nghị dùng tắm giặt.
(HBĐT) - Chiều 17/10, tại cuộc họp báo thông tin về việc ô nhiễm nguồn nước sạch cung cấp cho thành phố Hà Nội, lãnh đạo Công an tỉnh Hòa Bình cho biết đã khởi tố vụ án hình sự.
(HBĐT) - "Cháy, nổ thường để lại thiệt hại nặng nề về tài sản, thậm chí gây thương vong cho con người. Phòng, chống cháy, nổ (PCCN) là một yêu cầu hết sức cần thiết đối với mọi người, đặc biệt là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Do vậy, những năm qua, công tác PCCN luôn được Ban Quản lý (BQL) các khu công nghiệp (KCN) tỉnh quan tâm, yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc. Đồng thời, chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ngành chức năng của tỉnh thực hiện tốt công tác kiểm tra, theo dõi, giám sát các doanh nghiệp đầu tư, hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD) tại các KCN nhằm hướng đến mục tiêu không để xảy ra cháy nổ, mất an toàn" - đồng chí Dương Như Rụ, Phó BQL các KCN tỉnh nhấn mạnh.
Trong báo cáo được công bố ngày 16-10, Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) cho biết, chất lượng không khí ở mức kém đã gây ra khoảng 400 nghìn trường hợp chết yểu tại châu Âu trong năm 2016, và đến nay số liệu này vẫn còn giá trị. Theo EEA, gần như tất cả người dân sống tại các thành phố của châu Âu đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm gây hại cho sức khỏe con người.
(HBĐT) - Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, ngày 16/10, UBND tỉnh đã có Công văn số 6666/VPUBND-NNTN chỉ đạo Sở TN&MT và Công ty CP đầu tư nước sạch sông Đà khẩn trương khắc phục sự cố, đảm bảo an toàn nguồn nước mặt sông Đà kịp thời cung cấp nguồn nước sạch, bảo đảm chất lượng cho nhân dân.