Tối 5/11, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đã mạnh lên thành bão có tên quốc tế là Nakri. Đây là cơn bão số 6 năm 2019 trên Biển Đông. Dự báo, Đến 7 giờ ngày 9/11, vị trí tâm bão ở cách đảo Song Tử Tây khoảng 190km về phía Tây Tây Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/giờ), giật cấp 14.



Dự báo vị trí, đường đi của bão số 6.

Hồi 7 giờ ngày 6/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 13,5 độ Vĩ Bắc; 116,2 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) khoảng 310km về phía Bắc Đông Bắc.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ),giật cấp 10. Bán kính gió mạnh từ cấp 6,giật từ cấp 8trở lên khoảng 100km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 24 giờ tới,bão di chuyển chậm về phía Đông, mỗi giờ đi được khoảng 5km và có khả năng mạnh thêm.

Đến 7 giờ ngày 7/11, vị trí tâm bão ở khoảng 13,4 độ Vĩ Bắc; 116,6 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 330km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ),giật cấp 12.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (bán kính gió mạnh từ cấp 6,giật từ cấp 8trở lên) do ảnh hưởng của bão và không khí lạnh: phía Bắc vĩ tuyến 11,5 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 112,0 độ Kinh Đông .

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo,bão di chuyển chậm về phía Nam, sau có khả năng đổi hướng di chuyển về phía Tây, mỗi giờ đi được khoảng 5km và có khả năng mạnh thêm.

Đến 7 giờ ngày 8/11, vị trí tâm bão ở khoảng 12,9 độ Vĩ Bắc; 115,8 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 260km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/giờ),giật cấp 13.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo,bão di chuyển về phía Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10km và có khả năng mạnh thêm.

Đến 7 giờ ngày 09/11, vị trí tâm bão ở khoảng 12,9 độ Vĩ Bắc; 113,5 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 190km về phía Tây Tây Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/giờ),giật cấp 14.

Trong 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển về phía Tây, tốc độ di chuyển nhanh hơn và ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta.

Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn

Để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và diễn biến phức tạp, hồi 6 giờ, ngày 5/11, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng chống thiên tai - Văn phòng Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã có Công điện số 17/CĐ-TW gửi các tỉnh từ Thanh Hóa đến Bà Rịa – Vũng Tàu và các bộ ngành yêu cầu khẩn trương triển khai một số nội dung sau:

Thứ nhất, thường xuyên cập nhật thông tin, thông báo cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của ATNĐ để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không đi vào vùng nguy hiểm.

Thứ hai, tổ chức kiểm đếm, quản lý chặt chẽ việc ra khơi và giữ liên lạc thường xuyên với các tàu thuyền đang hoạt đọng trong khu vực ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, kể cả tàu vận tải, du lịch để kịp thời xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

Thứ ba, đối với các địa phương bị ảnh hưởng của bão số 5 và mưa lũ sau bão khẩn trương khắc phục hậu quả, phục hồi sản xuất, sớm ổn định đời sống nhân dân; sẵn sàng các phương án ứng phó với áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão và mưa lũ.

Thứ tư, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh thành phố và bộ ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao chỉ đạo các biện pháp sẵn sàng ứng phó với áp thấp nhiệt đới khi có tình huống xấu xảy ra.

Các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường thời lượng phát tin về diễn biến của áp thấp nhiệt đới để các cấp chính quyền, chủ các phương tiện hoạt động trên biển và nhân dân biết, chủ động phòng tránh, ứng phó.

Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng chống thiên tai - Văn phòng Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Trước đó, Văn phòng Bộ Công an đã ban hành Công điện số 24/CĐ-V01 yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương chủ động các phương án ứng phó với diễn biến của vùng áp thấp và mưa lũ.

Cụ thể, thực hiện nghiêm túc các Công điện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, chỉ đạo của Bộ Công an và chính quyền địa phương về công tác ứng phó với diễn biến vùng áp thấp và mưa lũ.

Theo dõi chặt chẽ diễn biến của vùng áp thấp và thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng để chủ động các biện pháp ứng phó phù hợp.

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền về đảm bảo an toàn cho nhân dân và công tác triển khai ứng phó trong lực lượng Công an nhân dân, đặc biệt tập trung bảo đảm vấn đề an toàn tuyệt đối cho các lực lượng, cán bộ, chiến sĩ trực tiếp làm nhiệm vụ ứng phó, tác nghiệp tại thực địa và ứng giúp nhân dân trong thiên tai.

Phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn khẩn trương khắc phục thiệt hại do bão số 5 gây ra. Rà soát phương án ứng phó với thiên tai để thực hiện tốt theo phương châm "4 tại chỗ”; sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu nạn, cứu hộ để kịp thời triển khai ứng phó và hỗ trợ khắc phục hậu quả sau thiên tai khi có yêu cầu.

Tổ chức trực ban nghiêm túc theo quy định, thực hiện chế độ thông tin báo cáo về Văn phòng Bộ Công an (SĐT: 0913.555.323, 069.2341042; Fax: 069.2341044).



Theo Baochinhphu

Các tin khác


Chủ động phòng, chống đói, rét cho gia súc vụ Đông – Xuân

(HBĐT) - Để 3 con bò hiện có của gia đình không bị đói trong những ngày đông tới, ông Nguyễn Xuân Linh, xóm Nghĩa Kếp, xã Hợp Châu (Lương Sơn) dành 3.000 m2 đất ruộng, tận dụng thêm các khoảng đất quanh nhà trồng cỏ voi. Ông cho biết, vào mùa rét nếu không có cỏ làm nguồn thức ăn xanh chủ lực, đàn bò của gia đình khó duy trì được chứ chưa nói đến phát triển. Bình quân mỗi ngày, lượng thức ăn phải có để nuôi bò khoảng 9 - 10 kg, vì thế, ngoài trồng cỏ, ông tận dụng lượng ngô gieo dày, lá mía để đảm bảo nguồn thức ăn cho gia súc.

Tỉnh lộ 436 qua huyện Lạc Sơn - nhiều đoạn đường xuống cấp nghiêm trọng

(HBĐT) - Nhiều năm trở lại đây, tuyến tỉnh lộ 436 đoạn qua huyện Lạc Sơn đã xuống cấp nghiêm trọng, gây nhiều khó khăn cho người dân trong việc giao thương hàng hóa, cũng như tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông (ATGT).

 Kỹ thuật trồng và chăm sóc thanh long ruột đỏ

(HBĐT)-Thanh long ruột đỏ thuộc nhóm cây dễ trồng và cho năng suất cao. Những năm gần đây, nhiều hộ trên địa bàn tỉnh đã phát triển mô hình trồng thanh long làm hàng hóa. Hiện, toàn tỉnh đã phát triển được trên 100 ha thanh long (chủ yếu là giống thanh long ruột đỏ). Với năng suất bình quân 20 - 25 tấn/ha, giá dao động 20.000 - 25.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí đầu tư người trồng thanh long thu lợi nhuận từ 300 - 400 triệu đồng/năm.

Trăn trở đường giao thông xã Trung Hòa

(HBĐT) - Sau 9 năm thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới, đến nay, xã Trung Hòa (Tân Lạc) mới đạt 9/19 tiêu chí. Nhiều tiêu chí chưa thể hoàn thành như: cơ sở vật chất văn hóa, nhà ở, thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo..., trong đó, tiêu chí đường giao thông gặp nhiều khó khăn.

Nâng cao chất lượng môi trường trong xây dựng nông thôn mới

Vấn đề ô nhiễm rác thải sinh hoạt và rác thải chăn nuôi tại vùng nông thôn đang là thách thức lớn tại nhiều địa phương, trong đó có Thủ đô Hà Nội. Hiện, các giải pháp nhằm xây dựng nông thôn mới (NTM) thân thiện với môi trường như: thu gom rác thải, bảo vệ môi trường, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách… đã được thành phố áp dụng. Tuy nhiên, các địa phương chưa hoàn thành tiêu chí về môi trường thì vẫn gặp nhiều khó khăn.

Triển khai phương án giảm giá dịch vụ đường bộ tại các trạm thu phí

(HBĐT) - Ngày 30/10, UBND tỉnh tổ chức làm việc về công tác triển khai phương án giảm giá dịch vụ đường bộ tại các trạm thu phí. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục