(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Hồng Yến, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật nêu một vài dẫn chứng cho thấy những thành tựu trong ứng dụng khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất nông nghiệp của tỉnh, cụ thể về trồng trọt: So với năm 1992, năng suất lúa bình quân của tỉnh hiện tăng gấp gần 3 lần (từ 19,2 tạ/ha lên 54 tạ/ha). Năm 1997, cả tỉnh có 270 ha cây có múi, đến năm 2019 đạt trên 10.500 ha, năng suất từ 10 - 12 tấn/ha tăng lên 24 tấn/ha (đứng nhất, nhì toàn quốc). Từ chỗ lương thực làm ra không đủ ăn, nay đã hình thành vùng sản xuất hàng hóa, vùng cây ăn quả có tiếng trên thị trường...



Nông dân xã Sủ Ngòi (TP Hòa Bình) sử dụng máy đập lúa liên hoàn sau thu hoạch giúp tiết kiệm sức lao động, giảm hao hụt sản lượng lúa.

TP Hòa Bình và huyện Yên Thủy là những địa phương đầu tiên đưa máy gặt đập liên hợp vào quá trình thu hoạch lúa của tỉnh. Đó là thời điểm năm 2017, trên những cánh đồng lúa trĩu bông xã Ngọc Lương, Yên Trị (Yên Thủy), Dân Chủ, Sủ Ngòi (TP Hòa Bình) đã xuất hiện hình ảnh máy gặt, đập liên hợp đầu tiên khiến không khí mùa gặt trở nên rộn ràng nhờ cơ giới hóa. Thay vì gặt, đập lúa bằng tay mất nhiều thời gian, công sức, việc ứng dụng máy móc trợ giúp đắc lực cho bà con, thời gian, công sức bỏ ra giảm thiểu hàng chục lần. Mặt khác giúp nhà nông chủ động trong thu hoạch lúa sớm và nhanh, tránh bị ảnh hưởng của thời tiết gây thiệt hại. Theo thống kê sơ bộ, toàn tỉnh hiện có khoảng 30 chiếc máy gặt đập liên hợp trợ giúp khâu thu hoạch lúa, tập trung chủ yếu ở các vùng sản xuất Lương Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy, TP Hòa Bình. Dự báo sẽ còn tăng mạnh về số lượng trong một vài năm tới khi các HTX đang ngày càng chú trọng hơn đến hiệu quả ứng dụng KHKT.

Ngoài khâu thu hoạch, việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật ở nhiều khâu sản xuất khác cũng được bà con nông dân trong tỉnh tích cực hưởng ứng, nhất là ứng dụng về giống, thủy lợi, canh tác, phòng trừ sâu bệnh. Nhiều xã như: Hợp Thành, Hợp Thịnh (Kỳ Sơn), Tân Vinh (Lương Sơn), Yên Mông (TP Hòa Bình)... có tới trên 90% hộ làm nông nghiệp có trang bị máy cày, máy bừa phục vụ sản xuất. Tại nhiều vùng trồng cây ăn quả có múi, vùng trồng nhãn, ổi và một số cây ăn quả khác như: Cao Phong, Tân Lạc, Lương Sơn, Lạc Thủy, Kim Bôi, Lạc Sơn... nông dân đã thành thạo trong chăm sóc, bón phân, xử lý ra hoa, đậu quả, rải vụ. Nông dân các vùng trồng bí xanh, rau đậu các loại trong tỉnh cũng thuần thục trong ứng dụng kỹ thuật này.

Theo đồng chí Nguyễn Hồng Yến, so với các tỉnh miền núi phía Bắc, trình độ kỹ thuật, khả năng ứng dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp của tỉnh ở mức độ khá cao. Đặc biệt, ở một số địa phương đã xuất hiện các mô hình ứng dụng công nghệ cao, điển hình là mô hình trồng dưa trong hệ thống nhà kính của Công ty TNHH MTV Hòa Bình GAP tại thị trấn Thanh Hà (Lạc Thủy). Nông dân thị trấn Cao Phong, các xã Tây Phong, Bắc Phong (Cao Phong) áp dụng công nghệ tưới Isarel trong chăm sóc diện tích cây ăn quả có múi... Tuy nhiên, có một thực tế là trong ứng dụng KHKT, cơ giới hóa chuyển biến mạnh ở khâu làm đất còn khâu thu hoạch chưa nhiều. Nhất là đối với vấn đề xử lý sau thu hoạch do máy móc sơ chế, bảo quản ít dẫn đến tỷ lệ hao hụt về sản lượng còn lớn, sản phẩm không giữ được lâu.

Đồng chí Nguyễn Hồng Yến nhấn mạnh: Việc tích cực ứng dụng KHKT không chỉ cải thiện rõ rệt về năng suất, chất lượng mà uy tín sản phẩm được nâng lên. Từ đó, giá trị nông sản, thu nhập của nông dân được tăng mạnh. Đáng chú ý, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ sản xuất, cụ thể hỗ trợ các HTX, hộ nông dân đầu tư cho lĩnh vực cơ giới hóa, bảo quản, chế biến nông sản và xúc tiến thương mại... Đây là cơ hội để các HTX, nông dân có thể tranh thủ nắm bắt để tích cực hơn trong thực hiện giải pháp đưa KHKT vào sản xuất, đáp ứng mục tiêu hiện đại hóa sản xuất, gia tăng giá trị nông sản hàng hóa và đảm bảo thu nhập cao từ trồng trọt.


Bùi Minh


Các tin khác


Bão số 6 giật tới cấp 14 hướng vào Nam Trung Bộ

Tối 5/11, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đã mạnh lên thành bão có tên quốc tế là Nakri. Đây là cơn bão số 6 năm 2019 trên Biển Đông. Dự báo, Đến 7 giờ ngày 9/11, vị trí tâm bão ở cách đảo Song Tử Tây khoảng 190km về phía Tây Tây Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/giờ), giật cấp 14.

Bát nháo môi giới bất động sản, tràn lan dự án “ma”

Gần đây trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh có nhiều khách hàng bị lừa đảo vì dính phải các dự án "ma”, đồng thời một số chủ đầu tư, công ty môi giới cũng đã bị công an khởi tố về hành vi lừa đảo như vụ Cty cổ phần địa ốc Aliaba, Cty Angel Lina mới đây...

Khẩn trương ứng phó áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh thành bão

Sáng 5-11, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng chống thiên tai - Văn phòng Ủy ban quốc gia ƯPSCTT và TKCN đã ra công điện gửi Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh, thành phố ven biển từ Thanh Hóa đến Bà Rịa-Vũng Tàu và các Bộ, ngành liên quan, khẩn trương triển khai các phương án ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh thành bão.

Thực hiện tiêu chí điện góp phần thay đổi diện mạo nông thôn

(HBĐT) - Điện là tiêu chí thứ 4 trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM). Đây được coi là tiêu chí tiền đề thúc đẩy các tiêu chí khác. Sau 10 năm triển khai chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh, việc thực hiện tiêu chí điện đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân.

Hội thảo tập huấn nông, lâm nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu

(HBĐT) - Ngày 4/11, Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội thảo tập huấn nông, lâm nghiệp (NLN) thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) cho 38 đại biểu ở 3 xã của huyện Lạc Thủy và Tân Lạc thuộc Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II.

Chủ động phòng, chống đói, rét cho gia súc vụ Đông – Xuân

(HBĐT) - Để 3 con bò hiện có của gia đình không bị đói trong những ngày đông tới, ông Nguyễn Xuân Linh, xóm Nghĩa Kếp, xã Hợp Châu (Lương Sơn) dành 3.000 m2 đất ruộng, tận dụng thêm các khoảng đất quanh nhà trồng cỏ voi. Ông cho biết, vào mùa rét nếu không có cỏ làm nguồn thức ăn xanh chủ lực, đàn bò của gia đình khó duy trì được chứ chưa nói đến phát triển. Bình quân mỗi ngày, lượng thức ăn phải có để nuôi bò khoảng 9 - 10 kg, vì thế, ngoài trồng cỏ, ông tận dụng lượng ngô gieo dày, lá mía để đảm bảo nguồn thức ăn cho gia súc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục