(HBĐT) - Toàn tỉnh đang chuẩn bị các điều kiện cho sản xuất vụ đông xuân 2019 - 2020. Trong đó, việc tăng cường giải pháp thủy lợi, phòng, chống hạn hán, thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp là ưu tiên số 1.


Nông dân xã Lạc Lương (Yên Thủy) chủ động điều tiết nước hợp lý để chống hạn cho cây màu vụ đông xuân.

Về Yên Thủy vào thời điểm trung tuần tháng 11, toàn huyện tích cực thực hiện Chiến dịch toàn dân làm thủy lợi đợt II, đã phát động ở một số xã Lạc Lương, Yên Trị, Đoàn Kết, Phú Lai và chuẩn bị triển khai tại các xã: Lạc Sỹ, Bảo Hiệu, Lạc Hưng, Đa Phúc. Công tác tuyên truyền về tháng chiến dịch được phát thường xuyên trên hệ thống loa phát thanh thôn, xóm. Các hộ cắt cử 1 thành viên tham gia phát quang cây cỏ, bụi rậm trên mái đập, mái đê, khơi thông, nạo vét các tuyến mương nước tưới tiêu phục vụ sản xuất của xóm, xã. Đồng chí Bùi Thị Kim Cúc, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Bên cạnh các giải pháp quan trọng khác, tháng Chiến dịch toàn dân làm thủy lợi 2 đợt/năm đã giúp địa phương chủ động và cải thiện đáng kể tình trạng khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Theo kế hoạch, chiến dịch đợt II sẽ kết thúc trong tháng 11 với khối lượng đất đào đắp 9.000 m3, phát quang 15.000 m2, huy động sức dân đóng góp 9.150 ngày công trị giá khoảng 550 triệu đồng.

Trên địa bàn tỉnh, các huyện Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc, Lạc Sơn cũng là những địa phương thường xuyên phải đối mặt với hạn hán. Để chủ động đảm bảo nước tưới cho sản xuất vụ đông xuân, các huyện đã sớm kiểm tra, rà soát hiện trạng công trình thủy lợi và hệ thống kênh mương, đánh giá lượng nước vào hồ chứa. Thực hiện giữ nước tại công trình hồ chứa đủ điều kiện an toàn, đồng thời có phương án tích nước hợp lý tại hồ chứa chưa đảm bảo an toàn hoặc đang thi công để có đủ nước phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất. Các huyện đang tổ chức thực hiện Chiến dịch toàn dân làm thủy lợi đợt II, tập trung vào tu sửa hồ, đập, bai dâng, phát dọn mái đập, bờ mương, nạo vét kênh mương bị bồi lấp do mưa lũ và đảm bảo kín nước các cửa cống dưới đập nhằm điều tiết nguồn nước hợp lý. Chiến dịch huy động sự tham gia của nhân dân địa phương, các đoàn thể và đơn vị giúp đạt kết quả cao.

Hiện nay, tổng lượng mưa trên toàn tỉnh chỉ đạt 1.667 mm, bằng 67% so với tổng lượng mưa năm 2018. Trung tâm Khí tượng thủy văn nhận định về tình hình hạn hán vụ đông xuân năm nay sẽ cao hơn do lượng mưa ít đi. Khả năng diện tích lúa bị hạn nhiều sau cấy. Đáng lưu ý, diện tích bị hạn thường ở những bai trên suối. Các công trình hồ, đập chỉ đảm bảo phục vụ được khoảng trên 50% diện tích sản xuất nông nghiệp, còn lại điều tiết từ mương, bai. Kết quả rà soát toàn tỉnh có 1.995 công trình thủy lợi phục vụ diện tích cấy lúa và trồng màu, trong đó có 521 công trình do tỉnh quản lý, 1.474 công trình do huyện quản lý. Lượng nước tích tại các hồ, đập hiện đạt trên 80% dung tích thiết kế.

Chủ động xây dựng phương án chống hạn, bố trí khơi thông các cửa lấy nước, tu sửa công trình, nạo vét kênh mương, lắp đặt các trạm bơm dã chiến... là loạt giải pháp được các địa phương trong tỉnh gấp rút triển khai. Bên cạnh đó, một số huyện như Tân Lạc, Mai Châu đã đưa giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng vào nhiều vùng sản xuất nguy cơ hạn hán cao. Toàn tỉnh đã chuyển đổi khoảng 2.000 ha cây trồng màu chịu hạn trên đất lúa.

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị: Để ứng phó kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do hạn hán gây ra, các huyện, thành phố khẩn trương xây dựng kế hoạch phòng, chống hạn hán, thiếu nước mùa khô 2019-2020. Trong đó, cần xác định khả năng bị ảnh hưởng đến từng vùng, từng khu vực để có giải pháp cụ thể; thường xuyên kiểm tra nguồn nước trong công trình thủy lợi, thực hiện tiết kiệm nước ngay từ đầu mùa khô. Có kế hoạch phân phối nước hợp lý từ đầu vụ và điều chỉnh hợp lý khi nguồn nước bị thiếu hụt; bố trí cơ cấu sản xuất phù hợp với khả năng nguồn nước, tránh gieo trồng ở những vùng không đảm bảo chủ động nguồn nước. Khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa sang canh tác nông nghiệp đa dạng. Tăng cường nạo vét các cửa lấy nước, hệ thống kênh mương, lắp đặt vận hành các trạm bơm để tận dụng tối đa nguồn nước, giảm thất thoát. Thực hiện giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho lúa và cây trồng cạn. Ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp hệ thống thủy lợi, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình để nâng cao năng lực khai thác nguồn nước và hiệu quả khai thác công trình thủy lợi...

Bùi Minh

Các tin khác


Trí thức trẻ tiên phong xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Cán bộ trẻ tỉnh được thành lập tháng 7/2016, với mục đích tập hợp, tạo môi trường giúp đội ngũ cán bộ trẻ trong tỉnh rèn luyện đạo đức công vụ, tinh thần phục vụ nhân dân, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ, góp phần đưa nền hành chính của tỉnh ngày một chuyên nghiệp trong tiến trình hội nhập và phát triển; phấn đấu là mô hình “Ba trách nhiệm” trong khối cán bộ, công chức, viên chức (CB, CC, VC) trẻ.

Từ ngày 13/11, Bắc Bộ sẽ chịu ảnh hưởng của không khí lạnh

Khoảng trưa và chiều 13/11, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến một số nơi thuộc vùng núi phía Bắc của Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến các nơi khác ở Bắc Bộ và Trung Bộ.

Giao lưu truyền thông “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới” năm 2019

(HBĐT) - BTV Tỉnh Đoàn vừa tổ chức Chương trình giao lưu truyền thông với chủ đề "Tuổi trẻ chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM)” năm 2019 tại xã Phú Minh (Kỳ Sơn). Tham dự buổi giao lưu có đại diện lãnh đạo Tỉnh Đoàn; Tổng cục Dân số - KHHGĐ (Bộ Y tế), Văn phòng Ban chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh, huyện Kỳ Sơn, xã Phú Minh cùng trên 500 ĐVTN và nhân dân trên địa bàn.

Bão số 6 gây mưa lớn, đe dọa nhiều hồ đập

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 6, các tỉnh từ Thừa Thiên-Huế đến Ninh Thuận và khu vực các tỉnh Tây nguyên sẽ còn có mưa lớn kéo dài đến hết ngày 12.11. Nhiều nơi lượng mưa trên 300 mm.

Chủ động ứng phó với bão số 6 để tránh, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn quốc gia, đêm 10 tới rạng sáng 11/11, bão số 6 sẽ vào khu vực đất liền nước ta.

Bước chuyển ứng dụng khoa học kỹ thuật trong trồng trọt

(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Hồng Yến, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật nêu một vài dẫn chứng cho thấy những thành tựu trong ứng dụng khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất nông nghiệp của tỉnh, cụ thể về trồng trọt: So với năm 1992, năng suất lúa bình quân của tỉnh hiện tăng gấp gần 3 lần (từ 19,2 tạ/ha lên 54 tạ/ha). Năm 1997, cả tỉnh có 270 ha cây có múi, đến năm 2019 đạt trên 10.500 ha, năng suất từ 10 - 12 tấn/ha tăng lên 24 tấn/ha (đứng nhất, nhì toàn quốc). Từ chỗ lương thực làm ra không đủ ăn, nay đã hình thành vùng sản xuất hàng hóa, vùng cây ăn quả có tiếng trên thị trường...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục