(HBĐT) - Từ ngày 26/11/2019, Cổng Dịch vụ công (DVC) của tỉnh đã kết nối chính thức với Cổng DVC quốc gia qua nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu tỉnh và Trục liên thông văn bản quốc gia. Đây là sự kiện có ý nghĩa bước ngoặt, thúc đẩy phát triển chính quyền điện tử của tỉnh.


Cán bộ Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính cho người dân.

Dự kiến trong tháng 10/2020, dự án xây dựng hệ thống phòng họp không giấy tờ của UBND tỉnh sẽ hoàn thành và triển khai áp dụng. Theo đồng chí Nguyễn Tuấn Anh, Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh, ứng dụng này mang lại nhiều lợi ích, giảm thiểu  văn bản giấy tờ, rút ngắn thời gian và nâng cao chất lượng các cuộc họp. Đặc biệt, là giải pháp giúp việc lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh tốt hơn, quản lý, điều hành hiệu quả, cập nhật thông tin kịp thời, báo cáo đầy đủ, chính xác, cũng như tiết kiệm được các chi phí in, giao nhận giấy tờ.

Trước đó, một số nhiệm vụ trong xây dựng chính quyền điện tử được tỉnh triển khai đảm bảo lộ trình. Cụ thể, Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh đã, đang tiếp tục đầu tư mới thiết bị, nâng cấp về cơ sở hạ tầng kỹ thuật để sẵn sàng cung cấp đủ hạ tầng cần thiết cho phát triển các ứng dụng dùng chung, chuyên ngành, lưu trữ tập trung các hệ thống cơ sở dữ liệu. Mạng diện rộng (WAN) được xây dựng trên kết nối giữa các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố vào mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp I nhằm đảm bảo an toàn, an ninh thông tin. Trục tích hợp, chia sẻ dữ liệu dùng chung (LGSP) đã kết nối xong phần mềm một cửa điện tử với Cổng DVC của tỉnh và phần mềm quản lý văn bản. Tới đây, tiếp tục mở rộng kết nối giữa các hệ thống phần mền dùng chung với các phần mềm chuyên ngành khác như: đăng ký kinh doanh, hộ tịch, BHXH, bưu chính công ích...

Bên cạnh đó, phần mềm quản lý văn bản và điều hành đã triển khai đồng bộ đến các sở, ngành và UBND cấp huyện, cấp xã. Phần mềm sử dụng mã định danh các cơ quan Nhà nước, thực hiện liên thông với Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành qua Trục liên thông văn bản quốc gia, đảm bảo tích hợp chữ ký số chuyên dùng Chính phủ, đáp ứng quy trình gửi, nhận văn bản điện tử, với tỷ lệ văn bản điện tử ký số của toàn tỉnh tại cấp tỉnh hiện đạt 93%, cấp huyện đạt 87,3%.

Hiện nay, Cổng DVC cung cấp 90/273 DVC trực tuyến mức độ 3, 293/648 DVC trực tuyến mức độ. Tổng số thủ tục hành chính (TTHC) đã tiếp nhận đến thời điểm này trên 258.000 thủ tục, trong đó, đã giải quyết 248.112 thủ tục, đang giải quyết 10.746 thủ tục. Tổng số hồ sơ nhận và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích là 60.211 hồ sơ. Trong đó, cấp tỉnh 26 TTHC, số lượng 59.602 hồ sơ; cấp huyện 7 TTHC, số lượng 609 hồ sơ.

Công tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng được quan tâm, đã triển khai mô hình đảm bảo an toàn thông tin "4 lớp". 100% sở, ngành, huyện, thành phố được trang bị các thiết bị tường lửa tối thiểu, cài đặt phần mềm diệt vi rút cho máy tính cá nhân, phối hợp tốt, chặt chẽ với các cơ quan chuyên trách an toàn thông tin của Bộ TT&TT đảm bảo an toàn thông tin, cảnh báo, ứng cứu sự cố. Tỉnh đã hoàn thành 3 lớp trong mô hình "4 lớp", gồm lớp 1 - lực lượng tại chỗ, lớp 3 - tổ chức hoặc thuê doanh nghiệp độc lập kiểm tra, đánh giá định kỳ; lớp 4 - kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống giám sát quốc gia. Riêng lớp 2 - tổ chức hoặc thuê doanh nghiệp giám sát, bảo vệ chuyên nghiệp đang tổ chức thực hiện.

Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhận định: Mặc dù có nhiều nỗ lực, nhưng việc triển khai các ứng dụng CNTT nền tảng phục vụ chỉ đạo, quản lý điều hành, tác nghiệp, phục vụ công tác chuyên môn tại các cơ quan, đơn vị còn những hạn chế. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ giải quyết TTHC của địa phương chỉ đạt 10%, thấp hơn mục tiêu đạt 20% trở lên. Tỉnh tiếp tục bám sát chỉ đạo, định hướng của Chính phủ, các bộ, ngành để triển khai nhiệm vụ kịp thời, đúng tiến độ; tham khảo mô hình, học tập kinh nghiệm tại các địa phương đã thực hiện hiệu quả xây dựng chính quyền điện tử, tập trung triển khai, ưu tiên nguồn lực để hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu về chính phủ điện tử. Quyết liệt chỉ đạo việc vận hành, ứng dụng CNTT tại các cơ quan, đơn vị. Bảo đảm 921 danh mục TTHC được cung cấp trên Cổng DVC của tỉnh và kết nối liên thông, đồng bộ với Cổng DVC quốc gia. Điều chỉnh giao diện Cổng DVC của tỉnh đảm bảo thuận tiện, dễ sử dụng cho người dùng, phấn đấu chỉ tiêu 30% DVC trực tuyến mức độ 4, tích hợp, cung cấp DVC trực tuyến liên thông trên Cổng DVC quốc gia đảm bảo tiến độ, chất lượng.



Bùi Minh


Các tin khác


Xã Lỗ Sơn: Tập trung ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi lây lan

(HBĐT) - Từ khi xảy ra dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), chính quyền và Nhân dân xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) tập trung triển khai các biện pháp nhằm dập dịch và ngăn dịch bệnh lây lan sang các địa bàn khác.

Phường Thái Bình: Chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai

(HBĐT) - Phường Thái Bình được xác định là một trong những địa bàn của TP Hòa Bình thường bị ảnh hưởng bởi một số loại hình thiên tai mùa mưa bão. Phường có địa hình rộng, nhiều suối lạch, sườn đồi dốc, taluy cao, nhiều vị trí dân cư nằm trong khu vực lũ quét, sạt lở, đe dọa đến tài sản, tính mạng người dân.

Công ty T&T 159 Hòa Bình: Tiên phong ứng dụng mô hình chăn nuôi theo chuỗi tuần hoàn

(HBĐT) - Công ty CP Giống và thức ăn chăn nuôi T&T 159 Hòa Bình (T&T 159 Hòa Bình) là doanh nghiệp tiên phong vận dụng sáng tạo các nguyên tắc cơ bản trong nền kinh tế tuần hoàn, tổ chức thực hiện khá thành công mô hình chăn nuôi theo chuỗi tuần hoàn, xử lý triệt để tác nhân gây ô nhiễm môi trường trong cả quá trình tổ chức sản xuất và kinh doanh, góp phần quan trọng cân bằng hệ sinh thái tự nhiên.

Cảnh báo khả năng đập thủy điện Hòa Bình xả lũ

(HBĐT) - Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh vừa có Công văn số 118/BCH-VP về việc cảnh báo khả năng đập Thủy điện Hòa Bình xả lũ.

Hội Chữ thập đỏ tỉnh: Truyền thông phòng ngừa, ứng phó thiên tai, thảm họa tại huyện Lạc Thủy

(HBĐT) - Ban điều hành Dự án USAID của Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh, Hội CTĐ huyện Lạc Thủy vừa tổ chức buổi truyền thông phòng ngừa, ứng phó thiên tai, thảm họa và phòng, chống dịch bệnh tại xã Yên Bồng, Khoan Dụ.

Xã Trung Minh: Tiềm ẩn nguy cơ sạt lở mùa mưa bão

(HBĐT) - Ngôi nhà chỉ còn trơ lại phần móng, đó là những gì còn sót lại sau một vụ sập nhà ở cụm dân cư số 3, xóm Ngọc, xã Trung Minh (TP Hòa Bình) xảy ra vào mùa mưa bão năm 2017,  đất, đá từ trên đồi tràn xuống, phá hủy toàn bộ ngôi nhà, rất may không có thiệt hại về người. Giờ đây, hộ dân này đã chuyển đến khu định cư mới, tuy nhiên, nhiều hộ nằm trong khu vực này vẫn đang sống trong nơm nớp lo sợ mỗi khi mùa mưa bão tới, bởi toàn bộ khu vực dân cư sinh sống ở đây đều nằm sát đồi cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục