(HBĐT) - Ngày 12/6, UBND tỉnh ban hành Công điện số 05/CĐ-UBND về việc chủ động ứng phó với diễn biến của mưa lũ, giảm thiệt hại về người và tài sản.
Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo trong những giờ tới, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) trên biển Đông di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km và có khả năng mạnh lên thành bão. Đến 4 giờ ngày 13/6, vị trí tâm bão ở khoảng 19,9 độ Vĩ Bắc; 106,7 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10.
Ngoài ra, từ chiều 12/6 - 14/6, ở Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có mưa lớn dông với tổng lượng mưa phổ biến 80-150mm/đợt, có nơi trên 150mm/đợt; trong đó tỉnh Hòa Bình có tổng lượng mưa phổ biến 150-250mm/đợt, có nơi trên 350mm/đợt. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Để chủ động ứng phó với diễn biến của ATNĐ có thể mạnh lên thành bão và mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất, giảm thiệt hại về người và tài sản, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu: Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Đài PT-TH tỉnh; Báo Hòa Bình; Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên khai thác công trình thủy lợi Hòa Bình; Giám đốc Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT; Giám đốc Đài khí tượng thủy văn Hòa Bình khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung sau:
1. Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 12/01/2020 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN); bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống mưa lũ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình năm 2021; Công văn số 50 /BCH-VP ngày 11/6/2021 của Ban Chỉ huy PCTT &TKCN tỉnh về việc chủ động ứng phó mưa lớn, dông lốc, sét, mưa đá và lũ quét, sạt lở đất.
2. Khẩn trương kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, hạ lưu hồ, đập, khu vực thấp trũng có nguy cơ xảy ra ngập lụt khi mưa lớn, khu vực có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi lũ quét, sạt lở đất để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn khi có tình huống nguy hiểm; xử lý vật cản gây tắc nghẽn dòng chảy để giảm nguy cơ xảy ra ngập úng cục bộ, lũ ống, lũ quét khi mưa lớn, nhất là trên các suối, khe cạn, các ao hồ trữ nước của các hộ dân. Theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết để thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, nhân dân chủ động phòng tránh hiện tượng mưa lớn, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét có thể xảy ra trong những ngày tới.
3. Tổ chức kiểm tra công tác bảo đảm an toàn hồ đập thủy lợi, thuỷ điện, công trình đang thi công, sửa chữa; bố trí lực lượng, vật tư, máy móc, thiết bị sẵn sàng ứng phó, xử lý khi có tình huống khẩn cấp xảy ra.
4. Chủ động triển khai lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; cắt cử lực lượng hướng dẫn giao thông, lắp đặt rào chắn tại các ngầm tràn, khu vực trọng điểm; tuyên truyền, triển khai các biện pháp không để người dân vớt củi trên sông, suối khi mưa lũ; chủ động bố trí lực lượng, đặc biệt lực lượng xung kích cấp xã, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.
5. Đài PT-TH tỉnh; Báo Hòa Bình và các cơ quan truyền thông địa phương đưa tin kịp thời diễn biến của thời tiết, thiên tai, hướng dẫn kỹ năng phòng ngừa, ứng phó mưa lũ, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, bằng tiếng phổ thông và tiếng bản địa, bảo đảm thông tin đến được người dân tại các thôn, bản, để người dân biết, chủ động phòng, tránh.
6. Bộ CHQS tỉnh, Công an tỉnh chỉ đạo các lực lượng rà soát phương án, sẵn sàng triển khai lực lượng, phương tiện hỗ trợ công tác tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả mưa lũ khi có tình huống xảy ra.
7. Các thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh được phân công phụ trách các địa bàn huyện, thành phố về công tác PCTT thường xuyên kiểm tra, theo dõi, đôn đốc, các địa phương trong công tác phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai.
8. Các sở, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình, chủ động phối hợp với các địa phương triển khai các biện pháp ứng phó với mưa lớn, ATNĐ theo phương châm "bốn tại chỗ". Chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương thực hiện phương án ứng phó, khắc phục thiên tai, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân và Nhà nước.
9. Chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19 phù hợp với tình hình cụ thể tại các địa phương, đặc biệt là đối với những khu vực cần tổ chức sơ tán dân...
H.N (TH)
(HBĐT) - Do ảnh hưởng bởi thiên tai, mưa lũ, nhiều hộ nằm ven sông Bôi trên địa bàn xã Khoan Dụ (Lạc Thủy) thường xuyên bị ngập úng, sạt lở, thiệt hại về nhà ở, hoa màu. Thời gian qua, Ban chỉ huy (BCH) phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) xã đã thực hiện phương châm "4 tại chỗ”, duy trì trực 24/24h, tổ chức các kế hoạch ứng phó với tình hình thiên tai, mưa lũ xảy ra trên địa bàn.
(HBĐT) - Những năm trước, hệ thống báo động đỏ đã được áp dụng tại các khoa khám, chữa bệnh, cấp cứu bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh. Tuy nhiên, do hệ thống thông tin liên lạc còn thô sơ nên còn nhiều hạn chế. Thời gian gần đây, nhờ công nghệ thông tin nên hệ thống đã được nâng cấp, góp phần cứu sống bệnh nhân cấp cứu kịp thời hơn. Bệnh viện đã triển khai tại 6 khoa lắp đặt hệ thống màn hình báo động là các khoa: Hồi sức cấp cứu, Hồi sức tích cực, Phụ sản, Phẫu thuật gây mê hồi sức, Nội tim mạch, Nhi.
(HBĐT) - Ngày 8/6, đoàn kiểm tra liên ngành Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tỉnh gồm các ngành: LĐ-TB&XH, Công an, Y tế, Công Thương, LĐLĐ đã kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATVSLĐ, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, hóa chất và công tác phòng, chống cháy nổ tại công ty TNHH Bandai Việt Nam (TP Hòa Bình).
(HBĐT) - Xã Cao Sơn (Lương Sơn) được sáp nhập từ 3 xã: Cao Răm, Hợp Hòa, Trường Sơn. Xã có gần 2.300 hộ, hơn 10 nghìn nhân khẩu, sinh sống tại 17 xóm. Những năm gần đây, Cao Sơn có nhiều chuyển biến trong phát triển KT-XH. Tuy nhiên, người dân nơi đây cũng vô cùng lo lắng trước nguy cơ ô nhiễm môi trường đang ngày càng hiện hữu, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của hàng nghìn hộ dân.
Cục Công nghệ thông tin - Bộ Y tế đã phối hợp với tỉnh Bắc Ninh triển khai thử nghiệm tổng đài tư vấn viên ảo Callbot thực hiện các cuộc gọi đến hơn 1.000 người dân trong tỉnh để ghi nhận thông tin liên quan đến khai báo y tế và phản ánh về dịch bệnh Covid-19.
Các chuyên gia cho rằng chỉ bằng việc bãi bỏ quyền sáng chế vaccine thì không thể nào tăng lượng vaccine sản xuất trên toàn cầu trong thời gian ngắn hạn vì các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp vẫn thiếu năng lực sản xuất, công nghệ, kỹ năng và nguyên liệu.