(HBĐT) - Những năm gần đây, thời tiết diễn biến cực đoan, khó lường, trên địa bàn tỉnh xảy ra hầu hết các loại hình thiên tai như mưa đá, dông lốc, lũ ống, lũ quét, trượt sạt, lở đất, lở đá gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất, tính mạng và đời sống của Nhân dân.


Cán bộ cơ sở thường xuyên kiểm tra nguy cơ trượt sạt đồi Lủ Thao, xã Lâm Sơn (Lương Sơn).

Đặc biệt, trong 2 năm 2017, 2018 xuất hiện mưa lớn trên diện rộng, gây ra trượt sạt nguy hiểm tại nhiều địa phương, đã có hàng chục người bị vùi lấp, hàng trăm hộ dân phải di dời khẩn cấp, mưa lũ phá hủy hạ tầng KT-XH, giao thông, thủy lợi, trường học, thiệt hại hàng trăm tỷ đồng; nhiều hộ dân vẫn đang phải sống trong vùng nguy cơ trượt sạt lớn, đến nay, tỉnh vẫn phải tập trung khắc phục để ổn định cuộc sống cho người dân.  

Thực tế những đợt mưa lũ lịch sử ghi nhận trong những năm qua cho thấy, vẫn còn tư tưởng chủ quan, liều lĩnh khi có mưa, lũ lớn, trượt sạt nguy hiểm, khi lũ lớn cuồn cuộn, nhiều người dân vẫn cố gắng vượt qua ngầm tràn; nhiều hộ dân vẫn còn ở sườn đồi, bờ sông, suối. Đã có nhiều người thiệt mạng vì bị lũ cuốn, đất đá vùi lấp. 

Hiện nay, thời tiết diễn biến cực đoan, khó lường, không loại trừ khả năng mưa lớn dài ngày trên diện rộng, không loại trừ khả năng xảy ra thảm họa thiên tai, mưa lũ, trượt sạt lớn, nếu không có sự chủ động, không có sự chuẩn bị các phương án, kịch bản chi tiết, sát thực tế, đặc biệt phải đề cao vai trò của cấp cơ sở thì nguy cơ thiệt hại do thiên tai sẽ vô cùng lớn, đặc biệt đe dọa tính mạng người dân. 

Trước diễn biến bất thường của thời tiết, nắng nóng kéo dài, nhiều khả năng xuất hiện mưa lũ lớn ảnh hưởng của các cơn bão, áp thấp nhiệt đới diễn ra ngày càng phức tạp, khó lường, liên tiếp từ đầu năm đến nay, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, yêu cầu: Các cấp, ngành, địa phương cần nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về các giải pháp phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) năm 2021 theo phương châm "4 tại chỗ”. Các địa phương khẩn trương kiện toàn Ban chỉ huy PCTT&TKCN, rà soát khu vực nguy cơ cao thiên tai để xây dựng phương án, kịch bản ứng phó nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, nhất là về người. Làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức, chủ động di dời người và tài sản đến nơi an toàn; kiên quyết không để hộ dân nào sống trong vùng nguy hiểm ven suối, sườn núi, đồi, tiềm ẩn nguy cơ trượt sạt, lũ ống, lũ quét. Khuyến cáo người dân tuyệt đối không đi qua ngầm giao thông khi có mưa lũ lớn… 

Như vậy, các cấp, ngành và người dân cần nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác PCTT, đặc biệt phải xây dựng các phương án, kịch bản sát với điều kiện thực tế. Vai trò của cấp cơ sở là rất quan trọng, vì trong thiên tai, mưa lũ, đây là lực lượng gần dân, bám dân nhất và có thể xử lý hậu quả ban đầu khi thiệt hại lớn xảy ra. Và cũng chính lúc thiên tai, hơn bao giờ hết, người dân cần lực lượng chức năng hỗ trợ di dời, khắc phục hậu quả mưa lũ, trượt sạt. Việc đề cao trách nhiệm, phát huy vai trò của cấp cơ sở cần được coi trọng hơn bao giờ hết. Cùng với đó, quan tâm tuyên truyền nâng cao nhận thức toàn dân về PCTT, có ý thức tự chủ động PCTT, mưa lũ, dông lốc, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, nhất là về người. 

Đây cũng là thực hiện tốt quan điểm, tinh thần chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đối với công tác PCTT, bão lũ, trong công tác PCTT&TKCN phải chủ động hơn nữa, quyết tâm cao nhất để hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra, lấy sự an toàn của người dân làm thước đo cho kết quả các hoạt động PCTT; đồng thời phải lấy phòng ngừa là chính, từ cơ sở là chính, thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ”.

Lê Chung


Các tin khác


Toàn tỉnh trồng rừng tập trung đạt trên 62% kế hoạch

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các cấp, ngành đã tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn chủ rừng thực hiện nhiều biện pháp lâm sinh, kỹ thuật trồng rừng thâm canh và chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn; kỹ thuật kinh doanh rừng trồng một số loài cây đặc thù trên địa bàn tỉnh.

Thay đổi nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng về phòng, chống thiên tai

(HBĐT) - Thiên tai ngày càng phức tạp, khó lường, là một trong những thách thức lớn đối với phát triển kinh tế bền vững của tỉnh. Trong 5 năm qua, năm nào cũng xuất hiện mưa đá, lốc xoáy, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất ở hầu khắp các nơi trong tỉnh, gây thiệt hại không nhỏ về nhà cửa, sản xuất và đời sống Nhân dân.

Nông dân huyện Đà Bắc xót xa vì cá chết trắng hồ 

(HBĐT) - Hồ Hòa Bình đang trải qua những ngày nắng nóng đỉnh điểm, mực nước hồ tụt sâu, hàng loạt hộ dân nuôi cá xót xa vì cá chết trắng lòng hồ thủy điện.

Áp thấp nhiệt đới hình thành trên Biển Đông

Sáng 6/7, áp thấp nhiệt đới mạnh lên từ vùng áp thấp trên Biển Đông, trong hôm nay có khả năng phát triển thành bão.

Bám rừng phòng “giặc lửa”

(HBĐT)-Từ cuối tháng 5 đến nay, tỉnh ta là một trong những địa phương có nhiệt độ cao nhất cả nước. Từng đợt nắng nóng gay gắt kéo dài hàng tuần với nhiệt độ dao động từ 37 - 39°C, có thời điểm nhiệt độ lên tới 40°C. Với nền nhiệt như vậy, hầu hết các huyện, thành phố đều nằm trong khu vực cháy rừng cấp IV (cấp nguy hiểm). Trước thực tế đó, các cấp, ngành và người dân đã không ngại khó, ngại khổ ngày đêm bám rừng, xây dựng các phương án, kế hoạch phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR).

Xã Miền Đồi: Chủ động ứng phó, phòng ngừa thiên tai

(HBĐT) - Từ năm 2016 đến nay, mưa lũ trên địa bàn xã Miền Đồi (Lạc Sơn) đã làm 3 người chết, thiệt hại nhiều tài sản, hoa màu của Nhân dân. Trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến đời sống và tình hình phát triển kinh tế, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) xã quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp nhằm chủ động, ứng phó với thiên tai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục