(HBĐT) - Theo tính toán, khi có tình huống về thiên tai, lũ bão xảy ra tại thôn Đầm Đa, Bến Nghĩa, An Ninh, xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) thì chỉ mất khoảng 3 phút, lực lượng dân quân cơ động cùng các lực lượng và Nhân dân tham gia phòng chống lũ bão (PCLB), tìm kiếm cứu nạn (TKCN) của xã cơ động đến địa bàn xảy ra ngập lụt. 

 


Lực lượng dân quân cơ động, Công an xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) thực hành di chuyển người và tài sản khi xảy ra tình huống mưa lũ trên sông Bôi cuối tháng 1/2021.

Đồng chí Đàm Văn Mười, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Là địa bàn có sông Bôi chảy qua với tổng chiều dài khoảng 5 km. Hàng năm, vào mùa mưa lũ, nước lũ sông Bôi tác động, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người dân; trong đó, một số thôn như Bến Nghĩa, Đầm Đa, An Ninh thường xuyên chịu ảnh hưởng trực tiếp. Những năm nước lũ lớn, hầu hết nhà cửa, hoa màu của Nhân dân các thôn này đều bị ngập trong nước.

Xuất phát từ điều kiện thực tế, ngay từ đầu năm xã ban hành, triển khai kế hoạch, kịch bản ứng phó giảm nhẹ thiệt hại của thiên tai và TKCN. Ngoài đảm bảo, duy trì hệ số vật lực, phương tiện cho công tác phòng chống thiên tai (PCTT), TKCN thì vấn đề đảm bảo nguồn nhân lực tại chỗ nhằm phục vụ, nâng cao hiệu quả công tác phòng chống, giảm nhẹ thiệt hại của thiên tai, bão lũ là một trong những nhiệm vụ trọng yếu. Đồng chí Bạch Công Huy, Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã cho biết: Đặc thù là địa bàn có nhiều thôn, cụm dân cư sống dọc theo sông Bôi. Do vậy, sẽ chịu nhiều ảnh hưởng, tác động từ nước lũ sông Bôi khi mưa to ở thượng nguồn. Trên địa bàn cũng có một số hồ, đập thủy lợi có quy mô, lượng trữ nước lớn như các hồ: Rộc Bếch - thôn Phú Bình, Rộc Côm, Liên Hồ - thôn Lão Ngoại, Vó Đong - thôn Đồng Sắn, Đồi Vầu - thôn Bến Nghĩa... cũng là những điểm xung yếu, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn vào mùa mưa lũ. Để chủ động trong PCTT, lực lượng vũ trang xã, nhất là lực lượng dân quân được xây dựng, kiện toàn, đảm bảo về số lượng, chất lượng cao, phát huy vai trò là lực lượng nòng cốt trong công tác giúp đỡ Nhân dân phòng chống, giảm nhẹ thiệt hại thiên tai, bão lũ.

Hiện, ngoài 15 tổ PCTT của lực lượng dân quân cơ sở ở tại 15 thôn, xã thành lập, duy trì 1 đội thanh niên xung kích của Đoàn thanh niên xã với 15 đồng chí là Bí thư chi đoàn các thôn, mỗi khi có tình huống có thể huy động lực lượng tại chỗ hàng trăm người dân ở các thôn cùng tham gia hỗ trợ. Các tổ PCTT và đội thanh niên xung kích thường xuyên trao đổi thông tin, phối kết hợp với các lực lượng như: Công an, nông dân, cựu c hiến binh, phụ nữ xã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, nâng cao hiệu quả công tác phòng chống, giảm nhẹ thiệt hại thiên tai. Đồng chí Đàm Văn Mười cho biết thêm: 5 năm 1 lần xã tổ chức diễn tập chiến đấu trị an gắn với PCLB, TKCN cấp xã. Hàng năm  xây dựng, ban hành, quán triệt, thường xuyên kiểm tra công tác PCLB tại từng thôn về thực hiện kịch bản công tác PCLB, TKCN; huy động các lực lượng tổ chức luyện tập các tình huống, biện pháp xử lý đối với từng cấp độ thiên tai, bão lũ xảy ra trên địa bàn. Như tình huống xảy ra lũ lớn trên sông Bôi làm ngập úng các thôn An Ninh, Đầm Đa; tình huống về rạn nứt, nguy cơ vỡ các hồ, đập trọng yếu khẩn trương huy động lực lượng, phương tiện cơ động tập trung thực hiện công tác TKCN, bảo vệ tài sản cho Nhân dân, xử lý các điểm xung yếu...

"Dù trong bất kỳ tình huống nào, chúng tôi cũng phải tập trung thực hiện tốt nhất nhiệm vụ bảo vệ an toàn tính mạng cho người dân. Với kinh nghiệm nhiều năm thực hiện công tác PCLB, TKCN, khắc phục hậu quả thiên tai, xã chưa để xảy ra thiệt hại về người trong thời điểm lũ bão. Trước mùa mưa bão năm nay, xã cũng đã chuẩn bị tốt, đảm bảo về phương tiện, vật lực, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã với mục tiêu cao nhất không để thiệt hại về người, đảm bảo an toàn tối đa về tài sản cho người dân” - đồng chí Đàm Văn Mười nhấn mạnh.


 Mạnh Hùng

Các tin khác


Khẩn trương ứng phó với mưa lớn trên diện rộng

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa có Công điện số 07/CĐ-UBND,  ngày 6/7/2021 về việc chủ động ứng phó với diễn biến của áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão gây mưa lớn trên diện rộng.

Toàn tỉnh trồng rừng tập trung đạt trên 62% kế hoạch

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các cấp, ngành đã tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn chủ rừng thực hiện nhiều biện pháp lâm sinh, kỹ thuật trồng rừng thâm canh và chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn; kỹ thuật kinh doanh rừng trồng một số loài cây đặc thù trên địa bàn tỉnh.

Thay đổi nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng về phòng, chống thiên tai

(HBĐT) - Thiên tai ngày càng phức tạp, khó lường, là một trong những thách thức lớn đối với phát triển kinh tế bền vững của tỉnh. Trong 5 năm qua, năm nào cũng xuất hiện mưa đá, lốc xoáy, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất ở hầu khắp các nơi trong tỉnh, gây thiệt hại không nhỏ về nhà cửa, sản xuất và đời sống Nhân dân.

Nông dân huyện Đà Bắc xót xa vì cá chết trắng hồ 

(HBĐT) - Hồ Hòa Bình đang trải qua những ngày nắng nóng đỉnh điểm, mực nước hồ tụt sâu, hàng loạt hộ dân nuôi cá xót xa vì cá chết trắng lòng hồ thủy điện.

Áp thấp nhiệt đới hình thành trên Biển Đông

Sáng 6/7, áp thấp nhiệt đới mạnh lên từ vùng áp thấp trên Biển Đông, trong hôm nay có khả năng phát triển thành bão.

Bám rừng phòng “giặc lửa”

(HBĐT)-Từ cuối tháng 5 đến nay, tỉnh ta là một trong những địa phương có nhiệt độ cao nhất cả nước. Từng đợt nắng nóng gay gắt kéo dài hàng tuần với nhiệt độ dao động từ 37 - 39°C, có thời điểm nhiệt độ lên tới 40°C. Với nền nhiệt như vậy, hầu hết các huyện, thành phố đều nằm trong khu vực cháy rừng cấp IV (cấp nguy hiểm). Trước thực tế đó, các cấp, ngành và người dân đã không ngại khó, ngại khổ ngày đêm bám rừng, xây dựng các phương án, kế hoạch phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục