(HBĐT) - Tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống thiên tai, mưa lũ, thời gian qua, xã Đồng Tân (Mai Châu) đã thực hiện hiệu quả phương châm "4 tại chỗ”, duy trì kế hoạch trực ban, sẵn sàng ứng phó với những tình huống bất ngờ xảy ra khi tình hình thời tiết diễn biến xấu.
Lực lượng chức năng xã Đồng Tân (Mai Châu) thường xuyên kiểm tra các hồ, đập trên địa bàn đề phòng nguy cơ mất an toàn do mưa lũ.
Đồng chí Hà Đức Chung, Chủ tịch UBND xã cho biết: "Ban chỉ huy (BCH) phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) xã đã chủ động xây dựng các kế hoạch, phương án cụ thể, tổ chức diễn tập, hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng nhằm ứng phó với tình hình thiên tai, mưa lũ, sạt lở trên địa bàn. Trước mỗi mùa mưa, xã phân công cán bộ rà soát địa điểm có nguy cơ mất an toàn, thường xảy ra sạt lở; rà soát trang, thiết bị, phương tiện dùng trong công tác cứu hộ, cứu nạn; duy trì chế độ trực 24/24h vào thời điểm thời tiết diễn biến xấu, kịp thời nhận tin báo tại cơ sở, chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả sau mưa lũ”.
Xã Đồng Tân có địa hình đồi núi, địa bàn chia cắt, người dân chủ yếu sống dọc quốc lộ 6 và chân núi, thung lũng, ven hồ Hòa Bình. Mùa mưa lũ từ tháng 8 - 10, các hộ dân tại xóm Phiêng Sa, Bâng… sống tại các thung lũng dưới chân núi lại sống trong lo lắng bởi nguy cơ ngập lụt, sạt lở, đá lăn. Mỗi khi mưa lớn, nước chảy xiết, dâng cao, 5 ha hoa màu tại xóm Bâng thường xuyên thiệt hại, mất trắng. Mùa mưa lũ năm 2017, do lưu lượng nước quá lớn, tại các quả đồi trên địa bàn xuất hiện nhiều vết nứt, có nguy cơ sạt lở cao, xã đã tổ chức di dời 4 hộ tại xóm Phiêng Sa về khu tái định cư Phiêng Sa, 6 hộ xóm Bâng ra nơi cao ráo để đảm bảo an toàn. Nhiều địa điểm quanh chân núi, khu vực quốc lộ 6 xảy ra sạt lở, mương bai bị vỡ, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân. BCH PCTT&TKCN xã đã huy động các lực lượng tại chỗ di chuyển tài sản, triển khai các phương án ứng phó, khắc phục hậu quả sau mưa lũ cho người dân. Thông báo trên loa phát thanh và vận động người dân hạn chế đi lại trong khu vực nguy hiểm; cắm biển cảnh báo ở các điểm thường xuyên xảy ra đá lăn để người dân, phương tiện tham gia giao thông chủ động phòng tránh.
Ông Lò Văn Hòa, Trưởng xóm Bâng cho biết: "Do địa hình dốc, nhiều đồi núi, các hộ dân nằm ven chân núi, dưới thung lũng nên tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn khi mưa lớn. Tại xóm có 6 hộ nằm dưới chân đồi nguy cơ sạt trượt, khi mưa lớn đều thông báo, huy động các lực lượng di chuyển tài sản, con người đến nơi an toàn; rà soát các vết nứt, tảng đá lớn ở sườn đồi, cập nhật chỉ đạo của địa phương để có hướng khắc phục kịp thời”.
Mưa lớn cũng gây thiệt hại nhiều hoa màu, nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét đối với các hộ sống trong thung lũng tại xóm Phiêng Sa. Xã tuyên truyền, cảnh báo, cử người gác tại các điểm ngầm, mương bai để đảm bảo an toàn cho người dân, kiên quyết không để phương tiện qua lại khi nước suối dâng cao, chảy xiết. BCH PCTT&TKCN xã huy động các lực lượng, tổ xung kích kịp thời di dời người và tài sản đến nơi trú ẩn an toàn, nhanh chóng khắc phục hậu quả cho các hộ gặp thiệt hại. Quyết liệt chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, đơn vị đóng trên địa bàn và người dân xây dựng phương án để chủ động phòng, chống lũ bão, tổ chức diễn tập thường xuyên. Thông báo liên tục trên hệ thống truyền thanh của xã về kế hoạch chỉ đạo, diễn biến của lũ bão, vận động người dân tích trữ lương thực, gia cố nhà ở. Tiến hành rà soát các địa điểm xung yếu, nguy cơ sạt lở, đá lăn, lập danh sách sơ tán hộ có nhà ở không đảm bảo an toàn; sửa chữa, gia cố các đoạn taluy, mương, bai hư hỏng do mưa lũ. Triển khai, huy động lực lượng gồm dân quân, công an thay phiên trực chốt tại các địa điểm nhạy cảm, báo cáo thường xuyên tình hình những nơi thường xảy ra mất an toàn, các hồ, đập.
Hoàng Anh
(HBĐT) - Một cuộc khủng hoảng năng lượng đang lan rộng toàn cầu khiến giá khí đốt tự nhiên ở Anh, châu Âu và châu Á tăng vọt lên mức cao kỷ lục. Các nhà phân tích tại Deutsche Bank lưu ý rằng, giá năng lượng ở châu Âu hiện đã tăng gấp 5 lần, trong khi giá ở Mỹ và châu Á tăng khoảng 1,5 lần.
(HBĐT) - Những ngày mưa lớn liên tiếp do ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện tình trạng đất, đá trượt sạt ở nhiều địa phương, nhiều tuyến đường bị ách tắc, mưa lũ phá hủy nhiều tuyến đường giao thông, hiện vẫn đang phải khắc phục. Đặc biệt đã xảy ra hậu quả đau lòng, khi đất lở trượt sạt vào nhà dân làm chết 1 người và bị thương 3 người trong cùng một gia đình ở xóm Tát, xã Tân Minh (Đà Bắc).
((HBĐT) - Nông dân trong tỉnh đang tập trung thu hoạch lúa vụ hè thu, khi hạt ngọc trời được đưa về nhà cũng là lúc những phụ phẩm nông nghiệp được thu gom và đốt ngay tại đồng ruộng. Đốt rơm rạ không chỉ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân mà còn tác động tiêu cực đến chất lượng đất. Vậy, đâu là giải pháp cần thiết giúp người dân xử lý rơm rạ sau thu hoạch hiệu quả?
Sáng nay (21/10), bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến vùng núi phía Bắc; sau đó ảnh hưởng đến các nơi khác ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
(HBĐT) - Sử dụng thiết bị máy bay không người lái (UAV) để phun thuốc bảo vệ thực vật đã được triển khai ứng dụng tại một số địa phương trong tỉnh như Kim Bôi, Lạc Sơn.
(HBĐT) - Theo tông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh: Đến chiều 19/10, trên địa bàn TP Hòa Bình, huyện Cao Phong đã ghi nhận thêm thiệt hại do ảnh hưởng của mưa to kéo dài từ ngày 13-18/10.