(HBĐT) - Xã Phú Cường (Tân Lạc) có diện tích rừng giáp ranh với nhiều địa phương khác tương đối lớn, đặc biệt xã còn có hơn 300 ha rừng tái sinh với vai trò giữ gìn tài nguyên nước. Tỷ lệ che phủ rừng của xã duy trì trên 51,5%, các chỉ tiêu về trồng rừng luôn vượt kế hoạch đề ra. Nhiều năm liên tiếp trên địa bàn không xảy ra cháy rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép. 


Người dân xóm Chao, xã Phú Cường (Tân Lạc) chăm sóc rừng trồng. 

Theo thống kê, tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã là 2.325,2 ha, trong đó, diện tích rừng sản xuất 1.031,18 ha, rừng phòng hộ 1.294,34 ha. Xác định được tầm quan trọng của rừng đối với sự phát triển KT-XH của địa phương, những năm qua, cấp ủy, chính quyền và người dân trên địa bàn xã linh hoạt thực hiện nhiều giải pháp bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng.

Đồng chí Bùi Đức Phương, Chủ tịch UBND xã nhấn mạnh: Để bảo vệ "lá phổi xanh”, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã tích cực phối hợp với kiểm lâm địa bàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền về lợi ích của việc bảo vệ rừng (BVR) và Luật Lâm nghiệp cho nhân dân. Theo đó, kiểm lâm địa bàn phối hợp chặt chẽ với lực lượng dân quân, các tổ đội quần chúng BVR xây dựng kế hoạch tuần tra rừng. 10/11 xóm đã thành lập được tổ đội quần chúng BVR, trung bình mỗi tổ có khoảng 15 người, là cánh tay đắc lực của chính quyền trong công tác bảo vệ và phát triển rừng. Vào mùa nắng nóng, các tổ đội kết hợp kiểm lâm địa bàn trực 24/24h để kịp thời ứng phó với cháy rừng. Nội dung BVR được đưa vào hương ước của các xóm, qua đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân đối với việc bảo vệ lá phổi xanh, tố giác những hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp, BVR tái sinh trong cộng đồng. Công tác phối hợp thực hiện cắm mốc giới rõ ràng, không xảy ra tranh chấp với địa bàn giáp ranh.

Song song với việc BVR, công tác trồng rừng tại xã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Kế hoạch trồng rừng huyện giao hàng năm xã luôn vượt chỉ tiêu. Năm 2021, xã trồng được 90,5 ha rừng, đạt 181% kế hoạch huyện giao. Năm 2022, huyện giao cho xã trồng 25 ha, đến thời điểm hiện tại xã đã trồng được gần 2 ha rừng và trên 4.000 cây phân tán. Màu xanh của những đồi keo phủ xanh đồi trọc giúp nhiều hộ trong xã thoát nghèo. Trung bình 1 chu kỳ rừng từ 5 - 7 năm bà con thu được khoảng 70 - 80 triệu đồng. Để nâng cao năng suất rừng trồng, người dân sử dụng giống cây lâm nghiệp có chất lượng tốt, nguồn gốc rõ ràng, sử dụng phân bón, làm cỏ, chăm sóc rừng trồng.

Anh Bùi Văn Din, xóm Chao chia sẻ: Tận dụng thời tiết thuận lợi, sau Tết Nguyên đán, gia đình tôi chuẩn bị sẵn sàng giống, hiện trường để trồng 1 ha keo tai tượng. Từ kiến thức được cán bộ kiểm lâm trang bị về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây lâm nghiệp gia đình tôi đã thay đổi tư duy trong công tác trồng rừng. Gia đình tôi lựa chọn cơ sở bán giống uy tín để mua, sử dụng phân bón, làm cỏ chăm sóc keo. Nhờ vậy, hiệu quả kinh tế từ trồng keo ngày càng tăng, đời sống kinh tế của gia đình không ngừng cải thiện.

Đồng chí Chủ tịch UBND xã chia sẻ thêm: Thời gian tới, nhằm phát huy hiệu quả kinh tế rừng, hưởng ứng thực hiện Đề án trồng 1 tỷ cây xanh vì một Việt Nam xanh, UBND xã tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân và cộng đồng chung tay bảo vệ, phát triển rừng. Trang bị kiến thức, kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn, vận động bà con chuyển từ trồng rừng gỗ nhỏ sang trồng rừng gỗ lớn; ứng dụng khoa học kỹ thuật trong thâm canh rừng, bón phân chăm sóc rừng trồng đúng thời điểm để năng suất rừng trồng ngày càng tăng.


Thu Thủy

Các tin khác


Đề cao cảnh giác với hiện tượng mưa dông bất thường

(HBĐT) - Theo quy luật, hiện tượng mưa to, dông, lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh thường xảy ra vào thời điểm giao mùa cuối tháng 4, tháng 5 và trong mùa mưa, bão. Tuy nhiên, những năm gần đây, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm này xảy ra thường xuyên hơn và có thể vào bất kể thời điểm nào trong năm, gây hậu quả nặng nề đến cơ sở vật chất, nhà cửa, cây trồng, vật nuôi của người dân.

Phát động hưởng ứng chương trình trồng 1 tỷ cây xanh

(HBĐT) - Nằm trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng thành công Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022-2027, Hội LHPN tỉnh vừa phối hợp với Hội LHPN thành phố Hòa Bình tổ chức phát động hưởng ứng chương trình trồng 1 tỷ cây xanh "Phụ nữ vun trồng tương lai”. Dự chương trình có đại diện lãnh đạo Hội LHPN tỉnh, Thành ủy Hòa Bình và 50 hội viên phụ nữ tham gia hưởng ứng.

Ngày quốc tế hành động vì các dòng sông 14/3: Nỗ lực bảo vệ mạch nguồn xanh

Ngày quốc tế hành động vì các dòng sông 14/3 là ngày dành riêng cho sự đoàn kết - khi các cộng đồng đa dạng trên toàn thế giới cùng chung một tiếng nói để nhấn mạnh vai trò của các dòng sông vô cùng quan trọng. Cộng đồng trên thế giới cần được tiếp cận với nước sạch và đã đến lúc cần phải bảo vệ những dòng sông để đảm bảo "mạch nguồn" xanh hơn bao giờ hết.

170 nhà ở bị thiệt hại do giông lốc

(HBĐT) - Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh cho biết, những ngày qua, do ảnh hưởng của không khí lạnh, thời tiết khu vực tỉnh Hòa Bình có mưa vừa, mưa to, trong mưa dông xảy ra lốc, sét và gió mạnh, đã gây thiệt hại về nhà ở, sản xuất tại một số nơi.

Chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh

(HBĐT) - Sáng 6/3, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh ban hành Công văn số 23 /BCH-VP về chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh.

Nguy cơ từ chất thải của F0 lẫn lộn với rác thải sinh hoạt

(HBĐT) - Thời gian qua, số ca mắc Covid-19 trên địa bàn tỉnh tăng mạnh với hàng nghìn ca/ngày. Hầu hết các khu dân cư, cơ quan, đơn vị, trường học đều xuất hiện ca bệnh, tỷ lệ điều trị F0, cách ly tại nhà lớn, cũng đồng nghĩa lượng rác thải có nguy cơ lây nhiễm tồn tại ở cộng đồng khá cao. Tuy nhiên, việc quản lý chất thải từ F0 chưa được quan tâm đúng mức, là điều kiện để phát sinh dịch bệnh trong cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục