(HBĐT) - "Hễ trời mưa to là nước từ trên đồi núi cao đổ dồn kéo theo khối lượng đất, đá tràn xuống tỉnh lộ 435 gây ngập úng, độ sâu trung bình 0,4 - 0,6m, đỉnh điểm các đợt mưa lớn kéo dài lên đến 0,8 - 1m. Ngoài ra, tại khu vực này cũng tiềm ẩn nguy cơ xảy ra đá lăn, sạt lở đất, đá do nền đất yếu, địa hình đồi dốc tiềm ẩn nguy cơ xảy ra thiên tai bất cứ lúc nào”. Đó là trăn trở của anh Nguyễn Xuân Đại ở xóm Nai, xã Thung Nai (Cao Phong) trước thời gian cao điểm mùa mưa bão.
Tỉnh lộ 435 đoạn qua xóm Nai, xã Thung Nai (Cao Phong) taluy dương cao tiềm ẩn nguy cơ xảy ra trượt sạt.
Khảo sát thực tế trên tỉnh lộ 435, đoạn qua xóm Nai, theo quát sát khu vực này chủ yếu là đồi núi cao, độ dốc lớn, dân cư sinh sống bám dọc theo tuyến đường. Theo chia sẻ của một số hộ dân, phía trên đồi cao có các mạch nước ngầm được người dân kéo về phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, mưa lớn kéo dài khiến nước trên các dãy núi đổ dồn xuống mặt đường gây ngập cục bộ. Nguyên nhân do địa bàn dốc nên toàn bộ nước chảy về các vùng trũng; hệ thống cống rãnh thoát nước được đầu tư xây dựng hoạt động không hiệu quả. Do đó dẫn đến tình trạng ngập úng, tràn vào nhà một số hộ dân bằng hoặc thấp hơn so với mặt đường.
Xã Thung Nai có 526 hộ, 2.246 nhân khẩu, sinh sống tại 5 xóm. Đặc thù là xã tiếp giáp vùng lòng hồ Hòa Bình, địa bàn đa phần đồi núi cao, độ dốc lớn; diện tích đất bằng phẳng hạn hẹp, dân cư sinh sống chủ yếu ven đồi núi, dọc khu vực ven hồ. Theo rà soát, toàn xã hiện có trên 30 hộ dân sinh sống tại các khu vực xung yếu, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở đất vào mùa mưa bão. Ngoài ra, trên 100 hộ thuộc các xóm Mới, Tiện, Mu… thấp thỏm trước tình trạng đá lăn. Tại khu vực này thường xuyên xuất hiện những tảng đá có kích thước lớn lăn từ trên đồi cao xuống. Tỉnh lộ 435, 435B chạy qua địa bàn xã khoảng 20 km, trong đó có khoảng 10 điểm thường xuyên xảy ra sạt lở khi mưa lớn kéo dài, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người tham gia giao thông.
Ngay từ đầu năm, Ban Chỉ huy (BCH) phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) xã được kiện toàn với gần 60 thành viên. Tổ chức họp bàn, xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai đến các lực lượng, thôn, xóm. Thành lập các tổ kiểm tra, rà soát khu vực xung yếu để kịp thời báo cáo cấp trên đưa ra phương án xử lý. Tăng cường tuyên truyền, vận động Nhân dân chủ động theo dõi diễn biến thời tiết để gia cố nhà cửa, chuồng trại chăn nuôi. Khảo sát, bố trí các địa điểm an toàn để di dời người và tài sản đến nơi an toàn. Khi xảy ra thiên tai, BCH PCTT&TKCN xã thực hiện phương châm "4 tại chỗ”. Duy trì chế độ trực 24/24 giờ để kịp thời xử lý các tình huống đột xuất, bất ngờ. Phân công lực lượng tổ chức chốt chặn, đặt hàng rào chắn cảnh báo tại khu vực xung yếu, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở cao. Huy động nhân lực, vật lực tham gia PCTT&TKCN, đảm bảo giao thông thông suốt.
Đồng chí Bùi Văn Tuyền, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: "Những trận mưa lớn kéo dài khoảng cuối tháng 5 làm sạt lở hơn 10 m3 đất, đá xuống tỉnh lộ 435 gây ách tắc giao thông. Mặc dù chưa có thiệt hại lớn về tài sản nhưng không vì thế mà chủ quan, lơ là trước thiên tai. BCH PCTT& TKCN xã đã họp bàn, xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai đến các thành viên. Phân công lực lượng tiếp tục bám sát địa bàn, kiểm tra, rà soát khu vực xung yếu, tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra thiên tai. Mong muốn chính quyền các cấp quan tâm, hỗ trợ nguồn kinh phí nâng cấp hệ thống thoát nước, tường kè tỉnh lộ 435 và gia cố các vị trí xung yếu để đảm bảo an toàn cho người dân. Qua đó nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản trong mùa mưa bão, góp phần ổn định cuộc sống, thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương”.
Đức Anh
(HBĐT) - Sáng 24/6, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh có Công điện số 83 về đảm bảo an toàn khi Nhà máy Thủy điện Hòa Bình xả lũ.
(HBĐT) -Trong tỉnh nói chung và TP Hòa Bình nói riêng những ngày này được ví như "chảo lửa”. Nắng nóng và nắng nóng gay gắt đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sinh hoạt, việc làm của người dân. Nhiệt độ vào ban ngày lên đến 38 - 39 độ khiến nhiều người, nhất là đối với những người lao động thường xuyên ở ngoài trời phải chật vật ứng phó.
Tình trạng sụt lún, sạt lở đất ven sông đã trở thành vấn đề khẩn thiết đối với cư dân vùng sông nước Cà Mau. Chính quyền và cơ quan chức năng địa phương đang làm mọi cách để ứng phó, nhưng tình trạng sạt lở vẫn chưa dừng lại, có nơi mức độ diễn ra còn nghiêm trọng hơn.
(HBĐT) - Ngày 22/6, đoàn kiểm tra liên ngành an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tỉnh đã tiến hành kiểm tra việc thực hiện pháp luật ATVSLĐ-PCCN đối với công ty CP khai khoáng Long Đạt tại xóm Ngành, xã Liên Sơn (Lương Sơn). Công ty có ngành nghề kinh doanh khai thác và chế biến đá xây làm vật liệu xây dựng thông thường. Hiện đang ký hợp đồng lao động cho 22 người, trong đó 20 người hợp đồng không thời hạn.
(HBĐT) - Vào 15h ngày 21/10/2021, tại núi đá Pha Hoong Mèo, xóm Hịch 2, xã Mai Hịch (Mai Châu) xảy ra sạt lở đá, với khoảng 200 m3, gây thiệt hại một số cây lâu năm, chuồng gà của 1 hộ dân. Vụ sạt lở đá tại xóm Hịch 2 cảnh báo mối nguy hiểm từ sạt lở đá, đá lăn luôn rình rập cuộc sống của các hộ sinh sống cạnh núi đá trên địa bàn xã Mai Hịch. Nhằm nâng cao cảnh giác cho người dân, phòng tránh nguy cơ sạt lở đá, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) xã đã, đang nỗ lực thực hiện các phương án đảm bảo an toàn cho người dân và tài sản.
(HBĐT) - Chiều 21/6, đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã kiểm tra việc ứng phó các thiệt hại do ảnh hưởng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình xả lũ vừa qua.