(HBĐT) - Hệ thống đê điều toàn tỉnh hiện có trên 42 km, gồm 3 tuyến đê cấp III là Đà Giang, Quỳnh Lâm, Ngòi Dong; 2 tuyến đê cấp IV và 3 tuyến đê cấp V do địa phương trực tiếp quản lý. Các tuyến đê nằm trên địa bàn TP Hòa Bình và 2 huyện Lương Sơn, Yên Thủy. Những năm gần đây, hệ thống đê điều được quan tâm xây mới, nâng cấp mở rộng. Đặc biệt là các tuyến đê Đà Giang, Quỳnh Lâm, Ngòi Dong đã được nâng cấp kết hợp giao thông đô thị.
Đê Quỳnh Lâm (TP Hòa Bình) là một trong những tuyến đê cấp III có điểm xung yếu được xây dựng phương án bảo vệ trong mùa mưa lũ năm 2022.
Tuy vậy, những tuyến đê cấp III có nhiều điểm được xác định là khu vực trọng điểm xung yếu cần bảo vệ trong mùa mưa lũ 2022. Đó là đoạn từ K0+982 đến K1+187 đê Đà Giang (đường chui qua cầu Hòa Bình); cống tiêu C34 tại vị trí K0+830 đê Ngòi Dong; cống thoát nước qua đê tại vị trí K1+757 đê Ngòi Dong (chân cầu Hòa Bình 3) và đoạn từ Km2+850 - K2+950 tuyến đê Quỳnh Lâm. Trong những trọng điểm xung yếu này, hiện tại, tuyến đê Ngòi Dong đã hoàn thành các hạng mục chống lũ, nhưng cống thoát nước qua đê tại vị trí K1+757 không có van đóng mở, chưa đảm bảo an toàn chống lũ lâu dài, có nguy cơ gây mất an toàn khi mực nước lũ đạt trên báo động I và tiếp tục có khả năng dâng cao nước tràn vào khu vực các phường Thịnh Lang, Tân Thịnh khi mực nước đạt trên báo động II.
Ngoài ra, đoạn từ Km2+850 - K2+950 tuyến đê Quỳnh Lâm đang thi công dự án đường nối quốc lộ 6 với đường Chi Lăng. Phương án thi công đắp đường dẫn từ quốc lộ 6 ra đến bờ suối Chăm với cao trình tương đương tuyến đê Quỳnh Lâm phía bờ tả, chỉ làm cầu Sủ Ngòi qua phạm vi lòng suối sẽ làm cản trở thoát lũ, ảnh hưởng đến an toàn đê điều. Khi Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình (NMTĐHB) xả lũ, mức nước ở hạ lưu vượt quá mức báo động III và vẫn tiếp tục lên, cộng thêm lũ từ suối Chăm dồn về, lúc đó nước có khả năng tràn qua mặt đê và tràn vào khu dân cư thuộc các phường Quỳnh Lâm, Đồng Tiến, Phương Lâm.
Với vai trò bảo vệ sự an toàn cho TP Hòa Bình, UBND tỉnh luôn chú trọng chỉ đạo công tác quản lý đê điều, chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, nhất là xây dựng phương án bảo vệ an toàn cho các trọng điểm xung yếu. Theo đó, đối với đoạn từ K0+982 - K1+187 đê Đà Giang, nếu xảy ra sự cố bất lợi nhất khi mưa lớn kéo dài, mực nước hồ Hòa Bình lên nhanh, NMTĐHB xả lũ, mực nước sông Đà đạt báo động II (+22.00) nước tràn vào đường chui; khi mực nước lũ tiếp tục dâng cao trên cao trình mực nước lũ thiết kế +24,15m, khả năng mất an toàn cho đê là rất lớn. Nếu xảy ra sự cố này, phương án được xác định để xử lý là huy động các lực lượng trực 24/24h, tại vị trí 2 đầu đường chui dựng biển báo cấm qua lại; huy động lực lượng, máy móc chuẩn bị đóng bao tải đất, cọc ghim. Mực nước lũ tiếp tục dâng cao trên cao trình mực nước lũ thiết kế +24,15m xếp bao tải đất tiếp giáp với tường chắn sóng toàn bộ 2 đoạn đầu đường chui K0+982 và K1+187 đến cao trình +26,3m, tạo thành con trạch trống tràn cục bộ, đắp theo dạng hình thang, trống bằng cọc tre; hạn chế giao thông qua lại; thông báo rộng rãi đến nhân dân khu vực có thể bị ảnh hưởng khi diễn biến phức tạp hơn.
Đối với cống tiêu C34 tại vị trí K0+830 đê Ngòi Dong, nếu xảy ra sự cố bất lợi nhất, NMTĐHB xả lũ, nước ở hạ lưu vượt báo động I, có khả năng chảy vào trong khu dân cư qua cống khi cánh phai bị kẹt do sự cố. UBND tỉnh chỉ đạo, giải pháp xử lý là tiến hành hoành triệt ngay cống tiêu nước qua đê tại vị trí K0+830, bằng bao tải đất tại đầu cống cửa vào, trống bằng khung tre hoặc vật liệu khác tương tự. Việc đắp bao tải phải được đắp so le, đắp theo hình thang dưới to nhỏ dần trên đỉnh và đắp kín toàn bộ khoang cống...
Với cống thoát nước qua đê tại vị trí K1+757 đê Ngòi Dong, khi có thông báo xả lũ từ báo động II cần tiến hành hoành triệt ngay cống bằng bao tải đất tại đầu cống cửa vào và triển khai các biện pháp xử lý như với cống tiêu C34. Đồng thời, sử dụng bạt chắn toàn bộ diện tích cống phía sông; sử dụng bao tải đất đắp cố định tấm bạt phủ tránh nước rò rỉ. Khi mực nước tiếp tục dâng trên báo động II và có khả năng đạt mực nước lũ thiết kế +24,15m phải cắt cử người canh gác tại cống; cắm biển báo cấm lưu thông qua lại, trừ phương tiện hộ đê. Thông báo đến nhân dân khu vực bị ảnh hưởng khi có nguy cơ xói lở cống để chủ động phòng chống, di dời khi cần thiết.
Đối với đoạn từ Km2+850 - K2+950 tuyến đê Quỳnh Lâm, giải pháp xử lý khi xảy ra sự cố bất lợi nhất, nước xấp xỉ tràn phải khẩn trương lấy đất và bao tải dự trữ đắp con trạch chống tràn. Trường hợp nước tiếp tục lên và tràn qua đê cần thực hiện biện pháp vừa chống tràn, vừa chống sóng, dùng bao tải đất đắp con trạch lớp dưới rộng hơn lớp trên theo kiểu hình thang; cắm biển báo cấm lưu thông qua lại, trừ phương tiện hộ đê. Thông báo đến nhân dân khu vực bị ảnh hưởng, nhất là nhân dân các phường Quỳnh Lâm, Phương Lâm, Đồng Tiến để chủ động kê kích tài sản, vật dụng, sẵn sàng di dời khi cần thiết.
Đặc biệt, với trường hợp xảy ra sự cố vỡ đê, UBND tỉnh chỉ đạo áp dụng phương án di chuyển dân và ứng cứu như trường hợp NMTĐHB xả lũ với lưu lượng trên 15.500 m3/s; phát lệnh sơ tán lên các địa điểm, theo phương án được Ban Chỉ huy PCTT&TKCN TP Hoà Bình phê duyệt và theo Quyết định số 2670/QĐ-UBND, ngày 12/11/2018 của UBND tỉnh phê duyệt phương án sơ tán dân hạ du khi Công ty TĐHB xả lũ.
Thu Hiền
(HBĐT) - Tháng 10/2021, do ảnh hưởng của mưa lớn kèm dông lốc, lũ quét gây ra sạt lở đất tại một số địa bàn của huyện Yên Thủy. Mưa lớn, gió giật mạnh gây ngập úng, đổ gãy trên 180 ha lúa, rau màu, lạc; sạt lở 2 nhà dân và 9 km đường nông thôn trên địa bàn 2 xã Lạc Sỹ, Lạc Lương. Các công trình hồ chứa do ảnh hưởng của mưa lũ qua các năm chưa được đầu tư nâng cấp, sửa chữa đã xuống cấp, hư hỏng. Ước tính tổng thiệt hại sau mùa mưa lũ năm 2021 trên địa bàn huyện khoảng 3,47 tỷ đồng.
(HBĐT) - Năm 2016, Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB) tại 21 tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ được triển khai, thời gian kết thúc là năm 2021. Huyện Cao Phong là 1 trong 5 địa phương trên địa bàn tỉnh được hưởng lợi từ chương trình. Tuy nhiên, gần 7 tháng sau khi chương trình kết thúc, người dân vẫn chưa có nước sạch để sử dụng.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 1/7, nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông rải rác.
(HBĐT) - Ngày 30/6, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh có Công điện số 89/CĐ-BCH về việc ứng phó với diễn biến phức tạp của bão số 01 và mưa lũ sau bão.
Dự kiến, việc tiêm vaccine dịch tả lợn châu Phi sẽ được thực hiện từ tháng 7, đến cuối năm sẽ có đánh giá về việc sử dụng vaccine này và xem xét quyết định sử dụng trên diện rộng.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, sáng nay, 30/6, áp thấp nhiệt đới trên khu vực bắc Biển Đông đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 1 năm 2022 và có tên quốc tế là Chaba.