(HBĐT) - Cây xanh là tiêu chuẩn của một đô thị văn minh. Không một đô thị nào có thể thiếu vắng cây xanh. Trong lúc tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu trở nên bức thiết, thì cây xanh càng có vai trò quan trọng, góp phần hình thành các không gian cảnh quan mang lại giá trị thẩm mỹ và môi trường, sinh thái, đem lại chất lượng sống tốt hơn cho cư dân. Tại các vùng đô thị hóa nhanh, hệ thống cây xanh mới hình thành, tập trung tại các đô thị lớn và trung bình, còn tại các đô thị nhỏ, cây xanh chiếm diện tích không đáng kể. So với các tiêu chuẩn và quy chuẩn thì tỷ lệ diện tích đất dành cho cây xanh còn rất thấp. Việc xây dựng một quy hoạch tổng thể phát triển cây xanh đô thị theo quy định đang là vấn đề cần được tính đến, hướng đến xây dựng môi trường đô thị xanh - sạch - đẹp, cải thiện không gian, chất lượng sống của người dân.
Đường Thịnh Lang, thành phố Hoà Bình được quy hoạch trồng các loại cây xanh tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp.
Cây xanh không chỉ góp phần đáng kể trong việc nâng cao sức khỏe của người dân thành phố, mà còn giúp môi trường sống đô thị phát triển một cách bền vững. Những năm quan, cùng với việc phát triển các đô thị trên địa bàn, chính quyền các địa phương trên địa bàn tỉnh đã bắt đầu chú trọng quy hoạch và phát triển cây đô thị, bước đầu có những kết quả tích cực. Chẳng hạn tại thành phố Hoà Bình, từ chỗ trước đây chỉ có một tuyến phố chính là đường An Dương Vương với hàng cây hai bên đường có không gian xanh gồm những loại truyền thống như cây như sà cừ, nhãn, bàng, bằng lăng, lác đá hoa sữa. Thì đến nay, nhiều tuyến đường trục dọc, trục ngang được mở mới, nhiều khu đô thị hình thành, cùng với đó chính quyền bắt đầu để tâm đến phát triển các loại cây xanh mang đặc trưng trên mỗi khu phố, tuyến đường. Đã có một số tuyến đường mang bước đầu có cảnh quan riêng có, gây thiện cảm đối với người dân. Như: Đường Thịnh Lang, Trương Hán Siêu, Trần Quý Cáp đã có hàng cây hai bên đang toả bóng mát, giảm áp lực mùa hè nắng nóng oi ả, đó là những hàng cây sấu 5 - 6 năm tuổi, cây điệp vàng tạo cảm giác nhẹ nhàng cho cư dân. Tại các khu dân cư, đô thị như An Cư Xanh, Sudico… đang được quy hoạch hồ nước, trồng những loại cây đặc trưng mang lại không gian sống thân thiện. Một số đường phố khác như đường Nguyễn Văn Trỗi, trên địa bàn phường Tân Thịnh cũng đã trồng 2 hàng cây hoa ban mang lại sự cuốn hút không cưỡng nổi cho người dân... Các đường khu dân cư, xóm phố đang có những bóng cây xanh nhiều năm tuổi, giảm bớt áp lực ngột ngạt bởi bê tông, đô thị hoá.
Tuy nhiên, cũng như các địa phương trong cả nước, vấn đề quy hoạch phát triển cây xanh tại các đô thị của tỉnh chưa được quan tâm đúng mức. Theo nguyên tắc quy hoạch, mỗi công trình phải dành ít nhất 20% diện tích cho cây xanh, nhưng hầu hết các nhà đầu tư sao nhãng đi việc phải dành một diện tích đất nhất định để trồng cây xanh, tạo không gian mở… Hầu hết nguồn lực chủ yếu là dựa vào ngân sách Nhà nước và chưa có cơ chế, chính sách cụ thể để khuyến khích mọi thành phần kinh tế và Nhân dân tham gia. Những vấn đề này cần được quan tâm giải quyết. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII với quan điểm phát triển xanh bền vững, tỉnh đang chỉ đạo các ngành, địa phương xây dựng quy hoạch tổng thể, các quy hoạch ngành, lĩnh vực, quy hoạch chi tiết các dự án, các nhà quản lý, cơ quan chức năng cần có chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển cây xanh đô thị, quy hoạch cây xanh cho từng tuyến phố, khu dân cư, hướng tới tương lai đô thị bền vững cân bằng giữa tự nhiên và nhân tạo, tạo ra những đô thị có đầy đủ các giá trị, quy hoạch những con phố đậm dấu ấn và đặc trưng riêng của địa phương, tuyến đường, khu dân cư, đô thị…
Linh Trang
(HBĐT) - Giai đoạn 2 thực hiện triển khai hoá đơn điện tử (HĐĐT) từ ngày 1/4 - 30/6/2022. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Tỉnh ủy, UBND tỉnh cùng sự nỗ lực tập thể lãnh đạo và công chức ngành Thuế, sự phối hợp có hiệu quả của các sở, ban, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương; các nhà cung cấp dịch vụ HĐĐT và sự hưởng ứng tích cực của cộng đồng người nộp thuế (NNT), việc triển khai HĐĐT trên địa bàn tỉnh đã đạt kết quả cao, đứng thứ 13 so với 57 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, chiều 17/7, Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế có nắng nóng với nhiệt độ lúc 13 giờ phổ biến 35 - 36 độ C, có nơi trên 36 độ C. Độ ẩm lúc 13 giờ phổ biến 50 - 60%.
(HBĐT) - Thiên tai ngày càng diễn biến bất thường, khó đoán định là một trong những thách thức lớn đối với phát triển bền vững. Những năm gần đây, năm nào trên địa bàn tỉnh cũng hứng chịu hầu hết các loại hình thiên tai như: Bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa đá, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất, rét hại, nắng nóng gay gắt… gây tổn thất nặng nề về người, tài sản, cơ sở hạ tầng và tác động xấu đến môi trường sống, sản xuất của người dân.
(HBĐT) - Có dòng sông Bôi chảy qua địa bàn 8 xã, thị trấn, huyện Lạc Thủy được xem như "vùng trũng” hứng thiên tai, đặc biệt là lũ bão. Theo đó, trong những năm qua, huyện luôn chủ động thực hiện tốt công tác phòng ngừa, ứng phó với thiên tai, thảm họa (ƯPVTTTH). Phát huy vai trò của tổ chức xã hội, Hội Chữ thập đỏ huyện đã luôn sâu sát, đồng hành cùng người dân trong hoạt động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng này.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 16/7, ở Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng cục bộ.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp tiềm ẩn nguy cơ xảy ra mưa lớn, lũ ống, lũ quét và sạt lở đất, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) xã Miền Đồi (Lạc Sơn) đã chủ động quán triệt, triển khai hiệu quả phương châm "4 tại chỗ”. Huy động máy móc khắc phục tình trạng sạt lở tại các tuyến đường giao thông, di dời 2 hộ dân đến nơi ở mới an toàn... Qua đó nỗ lực giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản của Nhân dân, nhanh chóng ổn định cuộc sống sau thiên tai.