- Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Đề án phát huy hiệu quả, giảm thiểu tối đa các rủi ro, thiệt hại do thiên tai gây ra… Chủ trì, phối hợp với Sở KH&ĐT, các sở, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch trình HĐND tỉnh phân bổ ngân sách địa phương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, đồng thời huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để triển khai thực hiện các nội dung của Đề án theo quy định của pháp luật…
Triển khai thực hiện việc điều tra, cập nhật cơ sở dữ liệu về sạt lở đất, lũ quét, quản lý, khai thác và cập nhật thông tin cho Hệ thống thông tin - cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét theo thời gian thực, lập bản đồ phân vùng nguy cơ, bản đồ phân vùng rủi ro do lũ quét, sạt lở đất tỷ lệ lớn theo yêu cầu. Triển khai thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ phòng, tránh sạt lở đất, lũ quét; truyền thông, sử dụng thông tin cảnh báo sớm phục vụ phòng, tránh sạt lở đất, lũ quét.
- Sở NN&PTNT phối hợp cung cấp thông tin về các khu vực có nguy cơ bị sạt lở đất, lũ quét, thông tin về tình hình thiệt hại do sạt lở đất, lũ quét; các kết quả nghiên cứu khoa học hỗ trợ công tác cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua cho Hệ thống thông tin - cảnh báo sớm. Tiếp nhận và quản lý, sử dụng các sản phẩm của Đề án; tổ chức phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân và các tổ chức trong công tác phòng, tránh sạt lở đất, lũ quét…
- Sở GTVT thực hiện rà soát các công trình hạ tầng giao thông ở các khu vực thường xuyên xảy ra sạt lở, lũ quét trên địa bàn tỉnh; đánh giá, xác định các khu vực có nguy cơ sạt lở đất, thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn và giảm tác động gây gia tăng sạt lở đất, lũ quét...
- Sở Xây dựng trên cơ sở chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Xây dựng, tổ chức thực hiện tham mưu UBND tỉnh quản lý chặt chẽ công tác quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn trên địa bàn tỉnh để chủ động phòng, tránh sạt lở đất, lũ quét, giảm thiểu nguy cơ bị ảnh hưởng do sạt lở đất, lũ quét…
- Bộ CHQS tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc hiệp đồng chặt chẽ với các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh và chính quyền địa phương cung cấp kịp thời thông tin về các khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét; thông tin tình hình thiệt hại về sạt lở đất, lũ quét; tiếp nhận thông tin cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư chuyên dùng sẵn sàng ứng phó kịp thời, hiệu quả các tình huống do sạt lở đất và lũ quét… Chủ trì, phối hợp với Sở TN&MT, các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện các đề tài khoa học, ứng dụng công nghệ mới trong cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét, các công trình cảnh báo sớm sạt lở, lũ quét phù hợp với điều kiện của tỉnh...
UBND tỉnh cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành theo chức năng quản lý nhà nước và nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với các địa phương, cơ quan có liên quan triển khai thực hiện phòng, tránh sạt lở đất, lũ quét đối với lĩnh vực quản lý, giảm thiệt hại do sạt lở đất, lũ quét.
Ngoài ra, đối với UBND các huyện, thành phố cần triển khai quản lý chặt chẽ việc xây dựng, nâng cấp nhà ở, công trình tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét; kiểm tra, rà soát, cắm biển cảnh báo tại những khu vực sạt lở và có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét; lồng ghép bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai nói chung và sạt lở đất, lũ quét vào quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương. Phối hợp với Sở TN&MT, Sở NN&PTNT, các sở, ngành có liên quan tiếp nhận các sản phẩm của Đề án phục vụ công tác PCTT-TKCN và phòng thủ dân sự trên địa bàn các huyện, thành phố…
P.V (TH)