Giải pháp tăng nguồn thu từ hoạt động khoa học và công nghệ (KH và CN) của các trường đại học có thể được hiểu theo hai cách: Một là, đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động KH và CN để tăng tổng kinh phí từ các hoạt động KH và CN. Hai là, tập trung hỗ trợ các hoạt động KH và CN có khả năng mang lại hiệu quả, lợi ích kinh tế cao. Mỗi cách hiểu sẽ có một số, thậm chí một hệ thống giải pháp đi kèm

Từ nhiều năm nay, Ðảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách quan trọng nhằm tăng cường các hoạt động KH và CN trong các trường đại học. Ðối với cách hiểu thứ nhất,  Quyết định số 324-CT ngày 11-9-1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức lại mạng lưới các cơ quan nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đã khẳng định, chúng ta cần tổ chức lại mạng lưới cơ quan KH và CN theo các nguyên tắc: Gắn nghiên cứu khoa học với đào tạo; coi các trường đại học và các tổ chức KH và CN là một hệ thống thống nhất, cần có sự sắp xếp, phân công hợp lý và kết hợp chặt chẽ hai bộ phận này nhằm phát huy cao nhất năng lực đội ngũ cán bộ KH và CN của cả nước, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học; gắn nghiên cứu khoa học với sản xuất; tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ trực tiếp nhu cầu đặt ra của sản xuất; bố trí lại các cơ quan KH và CN theo hướng gắn chặt với các cơ sở sản xuất, rút ngắn chu trình nghiên cứu - triển khai - sản xuất.


Chủ trương này tiếp tục được khẳng định tại Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 2-11-2005 của Chính phủ về "Ðổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020". Trong đó, một trong những nhiệm vụ và giải pháp đổi mới được đưa ra là: "Nghiên cứu mô hình tổ chức và có kế hoạch cụ thể sáp nhập cơ sở giáo dục đại học với các cơ sở nghiên cứu khoa học để tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học và sản xuất, kinh doanh".


Ðối với cách hiểu thứ hai là tập trung hỗ trợ các hoạt động KH và CN có khả năng mang lại hiệu quả, lợi ích kinh tế. Về thực chất, đây là một hình thức khuyến khích thương mại hóa các sản phẩm khoa học, biểu hiện ở góc độ khác của việc lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn để sàng lọc, kiểm nghiệm chất lượng các sản phẩm. Một mặt, nó làm cho người sản xuất kinh doanh quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm của khoa học với tư cách là công cụ làm tăng lợi nhuận. Mặt khác, nó bắt buộc các nhà khoa học phải không ngừng đi sâu vào các quá trình sản xuất, mọi sáng tạo khoa học đều phải gắn chặt với thực tiễn sản xuất và khi đó các sản phẩm khoa học mới có thị trường tiêu thụ. Như vậy, nhà khoa học có thể sống được bằng chuyên môn của mình (nhờ bán được sản phẩm khoa học cho nhà sản xuất); đồng thời, KH và CN sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Kết quả của quá trình này là: lợi nhuận tăng, hàng hóa nhiều, chất lượng cuộc sống được nâng cao. 


Liên quan vấn đề này, trong thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách quan trọng, như: Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Nghị định 115/2005/NÐ-CP về tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH và CN công lập, Nghị định số 80/2007/NÐ-CP của Chính phủ về doanh nghiệp KH và CN.


Theo chúng tôi, để thật sự tạo điều kiện đưa các kết quả KH và CN vào sản xuất và đời sống, cũng như tăng cường liên kết nghiên cứu giữa các tổ chức nghiên cứu khoa học, các trường đại học và các doanh nghiệp, bên cạnh việc tăng cường thực thi các chính sách đã được ban hành, các cấp thẩm quyền cần xây dựng những chương trình khuyến khích, hỗ trợ sự hợp tác "tay ba", khuyến khích chuyển giao kết quả nghiên cứu; và có thể gọi tên là Chương trình hỗ trợ chuyển giao kết quả nghiên cứu hoặc Chương trình hợp tác nghiên cứu. Mục tiêu của chương trình là hỗ trợ các nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ (kể cả công nghệ nhập từ nước ngoài), giúp thương mại hóa kết quả nghiên cứu, công nghệ chuyển giao. Trong đó, yêu cầu đặt ra của chương trình là kết quả cuối cùng của hợp tác các bên phải hình thành một tổ chức - có thể là một doanh nghiệp KH và CN hoặc một trung tâm hợp tác nghiên cứu giữa đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp.


Phương thức hỗ trợ của chương trình là: Tổ chức nghiên cứu khoa học, trường đại học và doanh nghiệp kết hợp xây dựng một đề án chung để thành lập một trung tâm hợp tác nghiên cứu, nêu rõ số vốn ban đầu của các bên tham gia đóng góp (tài sản vô hình, hữu hình), trình lên hội đồng (của Nhà nước, chương trình...) xét duyệt. Chính phủ có thể hỗ trợ một khoản kinh phí (thông qua chương trình) bằng tổng giá trị vốn ban đầu mà các bên có thể góp được, trong vòng một số năm. Ðối tượng của Chương trình hợp tác nghiên cứu là các bên tham gia đồng góp vốn để xây dựng tổ chức, như: các doanh nghiệp (trên cơ sở nhu cầu sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất... đầu tư vào công nghệ mới, mua bản quyền, sáng chế); các trường đại học và viện nghiên cứu (chuyển giao các kết quả nghiên cứu, góp vốn của mình thông qua giá trị các bản quyền và sáng chế, cũng như vốn đầu tư); Chính phủ (hỗ trợ về các nguồn lực, tài chính, chính sách cho các trung tâm kiểu start-up, spin-off này hình thành và phát triển).


Trung tâm hợp tác nghiên cứu này sẽ đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống đổi mới của Việt Nam trong tương lai. Nó giúp liên kết các nhà nghiên cứu và người sử dụng kết quả nghiên cứu từ các trường đại học, khu dịch vụ công và các doanh nghiệp cùng hợp tác, thực hiện những đầu tư để cho ra đời, đưa vào sản xuất và thương mại hóa những sản phẩm hàng hóa mới, có hàm lượng công nghệ cao hơn, có khả năng phát triển ở quy mô lớn nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển lâu dài của đất nước.


Trung tâm hợp tác nghiên cứu trong tương lai sẽ đi đầu trong việc đưa các kết quả KH và CN trở thành sản phẩm mới, lĩnh vực kinh doanh mới, các doanh nghiệp mới cũng như mở ra những lĩnh vực sản xuất mới đóng góp cho sự hưng thịnh của đất nước.
 
 
                                                                                    Theo ND

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Công nhân Công ty TNHH khai thác khoáng sản Anh Vũ (Lạc Thuỷ) được huấn luyện ATLĐ và trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động
Bộ trưởng Hoàng Văn Phong (phải) tiếp đoàn đại biểu Nhật Bản bên lề hội nghị.

Những thực phẩm có hại cho sức khỏe

Phần lớn những thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày đều tốt cho sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, một số thực phẩm có thể gây ra ngộ độc và một vấn đề về sức khỏe nếu bạn ăn quá nhiều. Dưới đây là một số thực phẩm trong số đó...

5 camera du lịch dành cho tín đồ nhiếp ảnh

Máy ảnh Point-and-shoot đáp ứng hầu hết nhu cầu của người dùng nhưng những người đam mê nhiếp ảnh thích được thể hiện cái tôi của mình trên từng bức ảnh. Những máy ảnh du lịch sau đây có thể làm hài lòng những chủ nhân trên.

Tăng nguồn thu từ hoạt động khoa học và công nghệ của các trường đại học

Giải pháp tăng nguồn thu từ hoạt động khoa học và công nghệ (KH và CN) của các trường đại học có thể được hiểu theo hai cách: Một là, đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động KH và CN để tăng tổng kinh phí từ các hoạt động KH và CN. Hai là, tập trung hỗ trợ các hoạt động KH và CN có khả năng mang lại hiệu quả, lợi ích kinh tế cao. Mỗi cách hiểu sẽ có một số, thậm chí một hệ thống giải pháp đi kèm.

Những ứng dụng ngạc nhiên của dầu mỏ

Dầu mỏ là một trong những nhiên liệu quan trọng nhất của xã hội hiện đại, dùng để sản xuất điện và vận hành tất cả các phương tiện giao thông vận tải. Ngoài ra, dầu cũng được sử dụng trong công nghiệp hóa dầu để sản xuất các chất dẻo và nhiều sản phẩm khác như dược phẩm, mỹ phẩm...

Người giữ kỷ lục thế giới về trí nhớ sắp đến Việt Nam

Eran Katz, người giữ kỷ lục Guiness về trí nhớ, sẽ có các buổi giao lưu với độc giả Việt Nam vào giữa tháng này

TV 3D của Sony, Panasonic chia nhau “tấn công” Mỹ, Nhật

Trong khi Panasonic tìm đường sang Mỹ để nhờ cậy kênh bán lẻ Best Buy quảng bá thế hệ TV 3D thì Sony tỏ ra trung thành với thị trường nội địa Nhật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục