Từ lâu người ta đã cho rằng, tài năng không hẳn hoàn toàn do con đường nhân tạo quyết định, mà một phần còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nữa. Đây là một trong những điều bí ẩn lớn nhất của tạo hóa.
Nhà khoa học nổi tiếng người Nga, Viện sĩ J.Idlis đã miệt mài đi sâu phân tích sự phát triển của ngành vật lý lý thuyết. Ngoài những khẳng định về sự phát triển nhảy vọt đa dạng của bộ môn khoa học này, ông còn phát hiện ra nhiều điều kỳ thú nữa. J.Idlis lập một bảng về những "thời điểm sáng tạo" của các nhà bác học lừng danh như Huygens, Newton, Leibniz, Lomonosov, Coulomb, Faraday, Maxwell và nhiều nhà khoa học khác, đã cho thấy các phát kiến vĩ đại của họ trùng với "chu kỳ" 11 năm - chu kỳ hoạt động trung bình của mặt trời. Điều không thể chối cãi là các chu kỳ của tự nhiên có ảnh hưởng tới con người, nhưng những mối liên quan giữa các phát minh sáng tạo với các quá trình của mặt trời xảy ra như thế nào? Một trong những cách lý giải cho rằng: một khi cường độ ánh sáng tăng, làm thay đổi từ trường của trái đất và hiển nhiên tác động tới hệ thần kinh trong cơ thể con người. Các "từ trường sinh học" thậm chí có thể biến đổi từ dạng "thần kinh rối loạn" sang dạng "thần kinh nhiễm từ". Trong nghệ thuật cũng có nhiều hiện tượng liên quan đến "đồng hồ mặt trời". Một ví dụ điển hình cho hiện tượng này là giai đoạn từ năm 1829 đến 1831 trong cuộc đời của các nhà soạn nhạc nổi tiếng. Chính nhạc sĩ Berlioz khi đó đã hoàn thành "Bản giao hưởng viễn tưởng" nổi tiếng của mình, Chopin viết hai nhạc phẩm lừng danh cho đàn piano, còn Mendelssohn-Bartholdy với "Cô gái Scotland" - nhạc phẩm giao hưởng hay nhất của ông. Cũng vào thời kỳ này xuất hiện những vở nhạc kịch bất hủ như "Norma và Sonam-Bula" của Belini, "Anna Bolein" của Donizetti, hay "Con quỷ Fra" của Ober. Một điều cần lưu ý: năm 1830 là năm được ngành thiên văn học quốc tế gọi là "năm hoạt động cực mạnh của mặt trời". Ảnh minh họa: allposters.com. Những đỉnh cao sáng tạo của các nhân vật xuất chúng hoàn toàn phụ thuộc vào các phong độ cá nhân. Các "bước sóng" về thành công hay thất bại của họ thường rơi vào các khoảng cách 2-3 năm, 5-7 năm, 10-11 hay thậm chí 14 năm. Nhưng họ đều có một cái chung nhất: sau những giai đoạn "bất thành" là thời kỳ sáng tạo "vũ bão" tiếp nối. Một lần Stendal thừa nhận đã mất đứt 10 năm với những "thất bại ngu ngốc" - như ông gọi - mới đạt tới được các phát minh rạng rỡ. Còn trong tiểu sử của nhà danh họa tài ba Rembrandt lại là con số 6. Cứ 6 năm một, kể từ năm 1631 - nét vẽ của ông lại thay đổi khác thường: thời kỳ đầu là "mờ nhạt" - như ông giải thích, kế đến là giai đoạn "sặc sỡ", rồi tới thời kỳ thành công nhất với "đường nét rạch ròi"... Cũng có một nhận định nữa cần lưu ý: năm sinh cũng có ý nghĩa rất quan trọng với các thiên tài. Như nhà nữ toán học Nga đầu tiên Sofia Kovalevskaia (1850-1891) từng viết sau một thời gian bà đã đi sâu nghiên cứu: "Một hiện tượng kỳ thú là với vấn đề đã được nhiều lần nhắc đến, liên quan tới tài năng. Có những năm "đẻ" ra các thiên tài, và ngược lại. Như năm 1825 chẳng hạn, đó là "năm màu mỡ" - gây ấn tượng mạnh mẽ nhất, thích hợp nhất trong việc sản sinh ra một loạt các văn sĩ lừng danh". Rồi bà liệt kê một loạt các nhà văn nổi tiếng từng sinh vào năm 1825, trong đó có cả Lev Tolstoi, Tourgueniev và Dostoievski. Nhận định trên cũng vừa được hai nhà bác học Nga nổi tiếng ở Trong 400 năm, có cả thảy 18 điểm "cực đại" - trùng với năm sinh của họ. Các "siêu điểm" ấy cách nhau 22,7 năm - đúng với một chu kỳ hoạt động của mặt trời. Đó phải chăng lại là một sự trùng hợp ngẫu nhiên?! Sao chúng cứ lặp đi lặp lại dai dẳng tới... 18 lần trong suốt 4 thế kỷ - qua nhiều thế hệ khác nhau vậy! Nhưng lẽ dĩ nhiên các số liệu thống kê cũng chưa hẳn là điều có sức thuyết phục nhất. Sự việc cần phải được lưu tâm nghiên cứu sâu hơn. Ngày nay khoa học đã chứng minh sự ảnh hưởng của mặt trời đối với các quá trình sinh quyển. Hàng triệu năm nay, sự sống trên trái đất phát triển trên nền bức xạ tự nhiên, qua việc con người tiếp nhận chất radon (Rn) - hơi khí thoát ra từ các quá trình phân hủy chất phóng xạ uran. Khí radon bốc lên bầu khí quyển từ các lớp đất thổ nhưỡng, cũng như từ những vỉa ngầm dưới lòng đất với khối lượng dao động phụ thuộc vào những nguyên nhân khác nhau. Nhà vật lý lỗi lạc người Nga gốc Do Thái Alexander Semi-Zade nghiên cứu các số liệu ghi nhận được từng ngày trong suốt 35 năm liền. Rồi ông phát hiện ra rằng, trong nhiều trường hợp: nồng độ Rn tăng cao sau 2 ngày có mặt trời chiếu. Có nghĩa là hoạt tính phóng xạ tăng trùng với thời gian có các cơn bão điện từ - được sinh ra bởi những luồng hạt nhỏ phát đi từ mặt trời. Và như vậy, khi sự chiếu sáng trên mặt đất tăng cao, thì hoạt tính của trái đất cũng tăng, đồng thời còn kéo theo nồng độ chất radon tập trung trong bầu khí quyển tăng lên tương ứng. Hiện tượng này khiến các nhà nghiên cứu hướng tới một giả thuyết bất ngờ: nếu như các "đỉnh cao sáng tạo" phụ thuộc vào mặt trời và sự "dị thường" của từ trường - với kết quả là hơi khí phóng xạ sẽ "bão hòa" trong không trung, và phải chăng chính điều này không kích thích sự sáng tạo? Bằng con đường thực nghiệm, khoa học đã chứng minh rằng Rn tác động mạnh tới hệ thần kinh, tạo ra niềm sảng khoái cùng tính sáng suốt và làm tăng khả năng làm việc. Dĩ nhiên nồng độ Rn tập trung cao cũng đồng thời có tác động như nhịp điệu của chứng stress, khiến cơ thể phải huy động mọi nguồn dự trữ nhằm đáp lại các tác nhân gây mệt mỏi tác động từ bên ngoài vào. Có thể do chính vậy mà trí óc chúng ta thường minh mẫn trong những giờ tinh mơ hoặc khuya muộn - thời điểm cực đại của Rn trong bầu khí quyển chăng? Tất cả những điều trên, đương nhiên đòi hỏi thêm những cuộc nghiên cứu chuyên sâu mới Theo Báo CAND
Một nghiên cứu mới công bố đã khẳng định vitamin D đóng vai trò chủ chốt trong việc bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh viêm nhiễm.
Từ 26/3/2010, Viettel chính thức phân phối iPhone - dòng điện thoại cảm ứng nhanh và mạnh nhất trên thế giới tại Việt Nam.
Luyện những thói quen đơn giản để có được trí nhớ siêu phàm, đó là bí quyết mà người giữ kỷ lục Guinness thế giới về khả năng ghi nhớ chia sẻ với độc giả Việt Nam hôm qua.
Microsoft nổi tiếng với các sản phẩm có giá “cắt cổ”. Không ít người cho rằng, Microsoft chỉ tạo ra những sản phẩm để kiếm tiền, còn những sản phẩm miễn phí của hãng chỉ là đồ bỏ. Tuy nhiên, gã khổng lồ này có một vài phần mềm miễn phí hữu ích.
Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD-ÐT) vừa có công văn gửi các Sở GD và ÐT, các học viện, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp yêu cầu góp phần hạn chế tai nạn giao thông.
Hơn 30 năm qua, ngành công nghiệp di động đã phát triển và trưởng thành với tốc độ đáng nể, chỉ thua kém “cơn lốc” Internet. Cùng nhìn lại những phát minh đã biến những chiếc điện thoại “cục gạch” trở thành smartphone thanh mảnh nhưng mạnh mẽ.