Khi xướng danh Andrei Konstatinovitch Geim là người có vinh dự được trao giải Nobel, nhiều người Nga còn ngỡ ngàng vì họ chưa từng nghe đến cái tên lạ này. Người ta đã phải đặt câu hỏi, Andrei Geim, ông là ai?


 

Andrei Geim, một trong hai nhà khoa học đoạt giải Nobel Vật lý năm 2010. Ảnh: Internet.


Andrei Konstaninovitch sinh năm 1958 tại Sochi trong một gia đình kỹ sư. Năm 1975 ông tốt nghiệp với huy chương vàng tại Trường Trung học số 3 tại Nakchika,thủ đô nước CH tự trị Kabardino-Balkaria. Trong một cuộc phỏng vấn, ông nói ông cảm thấy mình là người châu Âu nhưng trong dòng máu có 25% là người karbadino-balkaria.

Sau khi tốt nghiệp phổ thông, ông thi vào Đại học Tài chính tại Matxcơva nhưng trượt vì lý lịch: ông thuộc người Đức thiểu số. Ông phải tìm một con đường khác để được vào đại học. Vì vậy, làm công nhân một năm ở nhà máy điện Nalchika rồi ghi tên học hàm thụ Đại học Vật lý kỹ thuật Matxcơva. Geim tốt nghiệp xuât sắc với toàn điểm 5 (trừ một điểm 4 về môn Kinh tế chính trị học xã hội chủ nghĩa) vào năm 1982.


Ông xin làm nghiên cứu sinh và sau 5 năm bảo vệ luận án phó tiến sĩ tại Viện Vật lý chất rắn, thuộc VHLKH Liên Xô. Sau đó làm việc tại Viện những vấn đề vi điện tử và các vật liệu đặc biệt tinh khiết mới thành lập.  


Năm 1990, Geim nhận được học bổng của Hội Hoàng gia Anh và đã làm việc tại các trường Đại học Anh, Đan Mạch, Hà Lan. Từ năm 2001, ông quay lại làm việc tại ĐH Manchester rồi được phong giáo sư danh dự tại ĐH công nghệ Delf, trường Cao đẳng kỹ thuật Zurich và Đại học Antwerpen.


Năm 2008 ông được mời làm viện trưởng Viện Max Planck tại CHLB Đức, nhưng ông đã từ chối. Vợ ông, bà Irina Grogorieva làm việc cùng phòng thí nghiệm của ông.


Trong số những thành tựu khoa học, ông đã chế ra được băng dính tắc kè (loài bò sát có thể bò trên trần mà không bị rơi vì bàn chân có kết cấu đặc biệt). Vào năm 2000, những thí nghiệm dùng nam châm để làm một con bài nhảy lên đã khiến ông được trao giải Ig Nobel, giải thưởng dành cho những phát minh ngớ ngẩn nhất. Nghĩa là con người thông minh này đã từng… rất đần độn và được những 2 giải Nobel đối nghịch nhau.

 
                                                                            Theo VietNamnet

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Ứng dụng công nghệ ghép tế bào gốc điều trị bệnh ly thượng bì bọng nước bẩm sinh

Bệnh ly thượng bì bọng nước bẩm sinh là tình trạng lớp ngoài cùng của da bị bong khỏi tổ chức bên dưới, làm cho bệnh nhi bị mất dịch, mất chất đạm, nhiễm trùng và gây đau đớn. Về lâu dài bệnh nhi sẽ bị các biến dạng nặng như: dính các ngón tay, ngón chân, biến dạng chi, nặng sẽ dẫn đến tử vong.

"Phù phép" biến thịt ế thành thịt tươi

Một con lợn sau khi xẻ thịt, bán được càng nhiều trong ngày càng tốt. Phần còn lại - thịt ế - mang về để nơi thoáng mát. Sáng hôm sau, trước khi đem ra chợ khoảng một tiếng đồng hồ, số thịt trên sẽ cho ngâm từ 5 tới 7 phút trong một dung dịch bao gồm loại thuốc có tên gọi là thuốc "tẩy đường" - sunfua dioxit - với nước rồi vớt ra là có được súc thịt đỏ au. Công nghệ tái chế này đảm bảo không một người tiêu dùng nào có thể phân biệt được đâu là thịt ế của ngày hôm trước và đâu là tươi như lợn mới mổ trong ngày hôm nay.

Protein melanopsin mở ra hy vọng cho người mù

Các nhà khoa học Mỹ vừa phát hiện protein melanopsin không những có thể giúp duy trì sự đồng bộ của đồng hồ sinh học trong cơ thể người với thế giới bên ngoài, mà còn có thể cảm nhận ánh sáng bên ngoài.

Download bộ giao diện và hình nền chủ đề Firefox

Biểu tượng chú cáo lửa của Firefox đã trở nên rất quen thuộc, và trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo của không ít nghệ sĩ. Bộ hình nền và giao diện với chủ đề “Firefox” dưới đây là bằng chứng cho điều đó

Giải Nobel Y học thuộc về cụ 85 tuổi

Khác với giải Nobel Hòa bình gây nhiều phản ứng, lễ trao giải cho các giải Nobel khác đã nhận được sự quan tâm của đông đảo các cộng động quốc tế.

Chuột mẹ nhiễm nicotine, chuột con giảm nhận thức

Một nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học thuộc Đại học Alabama, Mỹ, phát hiện trong thời gian mang thai nếu chuột mẹ bị nhiễm chất nicotine, khu vực hippocampus đại não của chuột mẹ và chuột con đều sẽ bị tổn thương, qua đó khiến chuột con bị suy giảm nhận thức.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục