Nhiều báo trên thế giới dự đoán ngôi sao lớn thứ hai trong vũ trụ sẽ nổ tung và dư chấn của nó có thể tiêu diệt sự sống trên trái đất. Song một số nhà khoa học bác bỏ khả năng này.

 

 

Hình minh họa vụ nổ sao Betelgeuse
Hình minh họa vụ nổ của sao Betelgeuse. Vụ nổ khiến bụi vào khí của nó văng ra một khoảng không gian tương đương hệ Mặt Trời. Ảnh: ESO.

Ngôi sao khổng lồ đỏ Betelgeuse - trong chòm sao Lạp Hộ - là ngôi sao có kích thước lớn thứ hai mà con người từng biết. Người Trung Quốc cổ đại gọi nó là sao Sâm số 4. Nó cũng là ngôi sao sáng thứ 9 trên bầu trời đêm.

Mới đây một số báo trên thế giới đưa tin về việc nền văn minh trên địa cầu có thể bị hủy diệt bởi vụ nổ của sao Betelgeuse vào năm 2012. Chẳng hạn, trang News.com.au dự đoán rằng một ngôi sao cực lớn chết, tạo ra vụ nổ có cường độ ánh sáng gấp vài chục triệu lần mặt trời. Bụi, khí và dư chấn từ vụ nổ có thể tới trái đất và gây nên tình trạng hủy diệt hàng loạt. Vụ nổ lớn đến nỗi người dân trên trái đất có thể quan sát.

Dự báo về việc nền văn minh trên địa cầu có thể bị hủy diệt bởi vụ nổ sao Betelgeuse nhanh chóng lan truyền trên mạng Internet. Nhiều cư dân mạng tin rằng thảm họa sẽ xảy ra vì theo lịch của người Maya, ngày tận thế rơi vào năm 2012.

Tiến sĩ vật lý Brad Carter của Đại học Southern Queensland tại Australia, nói: “Betelgeuse là một ngôi sao khổng lồ già cỗi và nó đang mất dần nhiên liệu hạt nhân ở lõi. Khi nhiên liệu cạn kiệt nó sẽ sụp đổ vào bên trong và quá trình đó diễn ra rất nhanh. Cuối cùng nó nổ tung, tạo ra một khối sáng khổng lồ. Chúng ta sẽ thấy ánh sáng từ vụ nổ trong vài tuần và sau vài tháng cường độ sáng giảm dần cho tới khi chúng ta chẳng thấy gì nữa”.

Siêu sao Betelgeuse sẽ nổ vào năm 2012 hay không là câu hỏi mà nhiều tờ báo trên thế giới đặt ra. “Có lẽ không” là câu trả lời mà nhiều nhà khoa học nói với Fox News. Khối lượng của Betelgeuse đang giảm nhanh và trên thực tế nó đã trở thành một sao khổng lồ đỏ. Điều đó có nghĩa là Betelgeuse sẽ nổ tung và trở thành một siêu tân tinh. Tuy nhiên, chưa có lý do nào để giới thiên văn tin rằng vụ nổ sẽ xảy ra trong tương lai gần.

“Câu chuyện về vụ nổ của siêu sao Betelgeuse vào năm 2012 mang đậm màu sắc Hollywood. Vụ nổ của các ngôi sao là sự kiện chắc chắn xảy ra, song chẳng ai biết chúng sẽ nổ ngay tối nay hay sau vài nghìn năm nữa. Do vậy 2012 chỉ là một con số mang tính phỏng đoán”, giáo sư Philip R. Goode của Viện Công nghệ New Jersey tại Mỹ phát biểu.

Vụ nổ của sao
Vụ nổ của sao Betelgeuse sẽ tạo ra một khối cầu ánh sáng giống như mặt trăng, tạo nên cảnh tượng giống như hai mặt trời. Ảnh: Fox News.

Goode xác nhận vụ nổ của Betelgeuse sẽ tạo ra khối sáng giống mặt trăng nên con người có thể thấy. Cường độ của khối sáng giảm dần sau vài tháng. Thế nhưng, do ánh sáng phải vượt qua một khoảng cách quá lớn nên khi con người thấy vụ nổ thì trên thực tế nó đã xảy ra được vài trăm năm.

“Siêu sao Betelgeuse cách trái đất 625 năm ánh sáng. Vì thế nếu chúng ta thấy vụ nổ của nó vào năm 2012 thì chắc chắn sự kiện ấy đã xảy ra từ thời Trung cổ”, ông giải thích.

Phil Plait, một nhà thiên văn chuyên viết bài cho Discovery News, đồng ý rằng một ngày nào đó Betelgeuse sẽ nổ, song nó không thể gây hại cho trái đất.

“Một siêu tân tinh chỉ có thể tác động tới địa cầu nếu nó cách chúng ta dưới 25 năm ánh sáng. Trong khi đó Betelgeuse cách trái đất tới 625 năm ánh sáng”, Plait giải thích.

Carter khẳng định vụ nổ của sao Betelgeuse sẽ mang đến trái đất những nguyên tố cần thiết đối với sự sống, chứ không gây nên thảm họa tận thế.

"Khi một ngôi sao nổ, dạng vật chất đầu tiên mà chúng ta thấy là những hạt siêu nhỏ mà người ta gọi là neutrino. Mặc dù độ sáng của vụ nổ làm sáng lòa bầu trời đêm, 99% năng lượng của siêu tân tinh được giải phóng qua các hạt neutrino. Chúng đâm xuyên qua cơ thể con người và trái đất mà không nên bất kỳ tác động xấu nào", Carter nói.

 

                                                                               Theo VnExpress

 

 

Các tin khác


Đêm 19/5, Đông Bắc Bộ có mưa to đến rất to

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều và đêm 19/5, khu vực phía Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 30-70mm, có nơi trên 150mm.

Thời tiết ngày 18/5: Cả nước có mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 18/5, ở Bắc Bộ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.

Phát triển cây xanh đô thị, tạo không gian sống cho cư dân cho thành phố Hòa Bình

Dịp tháng 5, không chỉ cư dân thành phố Hòa Bình mà bất cứ du khách nào khi đến đây đều thấy sắc màu, vẻ đẹp lãng mạn của những cây bằng lăng, hoa phượng, hoa điệp vàng và nhiều loại hoa được trồng tại các tuyến phố, khu cân cư. Những con đường, tuyến phố đẹp, ngập tràn sắc hoa đem lại cảm giác bình yên, lắng đọng của một thành phố đang đổi mới, đáng sống.

Thời tiết ngày 17/5: Tây Nguyên, Nam Bộ mưa to, Bắc Bộ giảm mưa

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/5, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to, với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.

Thời tiết ngày 16/5: Mưa dông nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 16/5, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 20-50 mm, có nơi trên 80 mm; ở khu vực Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm.

Chủ động phòng tránh mưa dông, mưa lớn từ đêm 15/5 - 16/5

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Hòa Bình vừa ban hành công văn gửi các thành viên và Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự các huyện, thành phố về việc ứng phó với mưa lớn kèm dông, lốc, sét, mưa đá và gió mạnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục