Vi trùng tả Vibrio cholerae
Dưới đầu đề “Vi trùng dịch tả trở nên hung hãn hơn,” báo Pháp Le Monde (Thế giới) số ra ngày 28/1 nhận định chính sự thay đổi nơi nhân tố truyền bệnh khiến cho các nhà khoa học phải xem xét lại những kế hoạch toàn cầu đối phó với dịch bệnh này.
Dịch tả bắt nguồn từ đồng bằng sông Hằng (Ấn Độ) lan ra khắp thế giới kể từ thế kỷ 19. Từ năm 1817 đến nay, đã có khoảng bảy đại dịch đều có nguồn gốc từ châu Á.
Đại dịch cuối cùng bắt đầu từ năm 1961 tại Indonesia và kéo dài cho đến nay. Các nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong thời gian gần đây, ngoài Haiti, có Angola, Zimbabwe, Pakistan và Việt Nam.
Sở dĩ, dịch tả hiện nay dai dẳng và cực kỳ nguy hiểm là vì vi trùng dịch tả Vibrio cholerae đã chuyển hóa hẳn về cấu trúc thành hai loại mới, có khả năng giết chết những người đã được tiêm phòng dịch tả loại cũ.
Vi trùng dịch tả mới có khả năng sống dai dẳng và chúng có thể truyền đi một cách lặng lẽ qua nhiều người, mà không để lại một triệu chứng bên ngoài nào.
Vi trùng dịch tả mới có thể làm từ 1-5% người bị nhiễm thiệt mạng, so với tỷ lệ 1% của loại vi trùng cũ.
Đối mặt với hiểm họa này, Tổ chức Y tế Thế giới phải xem xét lại việc mở các chiến dịch tiêm chủng toàn cầu. Bên cạnh đó, các tổ chức quốc tế cũng chú ý đến việc tăng cường những biện pháp vệ sinh và bảo đảm nước sạch cho bộ phận 13% dân số hiện nay chưa được tiếp cận điều kiện này./.
Theo TTXVN
Để khắc phục tình trạng bảo mật luôn bị xem là lỏng lẻo, Facebook đã bắt đầu sử dụng giao thức HTTPS trên dịch vụ của mình.
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) vừa thông báo phát hiện một thiên hà ở xa Trái Đất nhất và có thể là cổ nhất so với các thiên hà được con người phát hiện từ trước đến nay.
Từ sáng 27/1, Báo điện tử VietNamNet lại tiếp tục bị hacker tấn công, khiến độc giả không thể truy cập từ địa chỉ www.vietnamnet.vn.
Báo chí Nga ngày 26.1 đưa tin, Trung tâm vũ trụ Khrunichev của Nga đã thông báo thực hiện một chương trình nhằm nghiên cứu phát triển mặt trăng trong giai đoạn 2025 - 2037.
Lần đầu tiên ở Việt Nam, Viện Hóa học Công nghiệp (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã nghiên cứu, chế tạo và ứng dụng thành công vật liệu polyme phân hủy sinh học không gây ô nhiễm môi trường
Báo Thanh niên Trung Quốc ngày 3/1 cho biết năm 2011 sẽ là năm kỷ lục của thế giới về số lần xảy ra các hiện tượng nhật thực và nguyệt thực kể từ đầu thế kỷ 21.