Các nhà khoa học Mỹ vừa khôi phục thành công những âm thanh từ những bản ghi âm mà nhà phát minh nổi tiếng Alexander Graham Bell ghi lại từ những năm 1880. Ngày 14-12, tại Thư viện Quốc hội Mỹ, những âm thanh này đã được phát lại cho một nhóm các nhà khoa học, các nhân viên bảo tàng và các nhà báo nghe.
Ngày 14-12, Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ đã hợp tác với Phòng Thí nghiệm Quốc gia Lawrence Berkeley để cùng tổ chức buổi nghe thử lại các bản ghi âm này. Tại đây, người ta có thể nghe thấy rõ một giọng đàn ông phát ra từ một chiếc máy tính, nói: “Tồn tại hay không tồn tại”. Giọng nói từ 130 năm trước, trích lại một đoạn Độc thoại của Hamlet và được ghi trên một chiếc đĩa sáp mầu xanh, đã được tái tạo và phát ra từ loa một chiếc máy tính.
Một bản ghi âm thứ hai, được ghi lại trên một chiếc đĩa âm bản bằng đồng, ghi lại tiếng ai đó đọc các con số từ 1 đến 6. Còn bản ghi thứ ba có thể đã ghi lại âm thanh thất vọng đầu tiên khi thiết bị ghi âm của Bell dường như đã gặp phải một trục trặc về kỹ thuật. Giọng nói trong bản ghi âm này hát: “Mary có một con cừu nhỏ và lông nó trắng như tuyết. Tất cả mọi nơi mà Mary tới... Ồ, không...”.
Những bản ghi âm đầu tiên này, trong đó ghi lại các đoạn trích dẫn kịch của Shakespeare, các con số hay những câu thơ, đã được niêm cất và tưởng chừng như đã bị lãng quên tại Viện Smithsonian từ hơn một thế kỷ nay. Nhưng nhờ sự phát triển của công nghệ, chúng đã được khôi phục và người ta đã có thể nghe lại nội dung của chúng. Các nhà khoa học đã sử dụng ánh sáng và các máy quay 3D để đọc lại âm thanh từ những rãnh cực nhỏ trên các bản ghi âm này.
Bà Carlene Stephen, một quan chức của Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ cho biết, bộ sưu tập của bảo tàng này hiện có khoảng 400 bản ghi âm cổ, trong đó có khoảng 200 bản ghi âm của phòng thí nghiệm Bell. Rất nhiều các bản ghi âm rất dễ vỡ và trước đây người ta không thể nào có thể nghe chúng mà không làm hỏng đĩa hoặc các rãnh âm thanh.
Năm 2011, các học giả từ Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ, phòng thí nghiệm Berkeley và Viện Smithsonia đã cùng thành lập một phòng thí nghiệm bảo tồn tại Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ để tìm cách khôi phục được những âm thanh từ những bản ghi âm của Bell.
Cho tới nay, các nhà khoa học đã khôi phục thành công âm thanh của sáu chiếc đĩa ghi âm và đã tạo ra được các hình ảnh kỹ thuật số với độ phân giải cao về bản đồ bề mặt đĩa hoặc các rãnh âm thanh trên đĩa. Những bản đồ này sẽ được xử lý để loại bỏ các vết xước và đoạn vấp. Sau đó, người ta sẽ sử dụng phần mềm để tái tạo các nội dung âm thanh, từ đó tạo ra các file âm thanh kỹ thuật số tiêu chuẩn.
Các nhà khoa học đã phải mất tới 10 năm và một triệu USD để phát triển công nghệ quét kỹ thuật số với độ phân giải cao để quét những đĩa âm thanh này. Ông Carl Haber, một nhà khoa học tại Phòng Thí nghiệm Berkeley cho biết nhờ có những tiến bộ về công nghệ máy tính, việc nghe lại những đĩa ghi âm cổ mới có thể thực hiện được.
Ông lưu ý rằng ở thời điểm mười năm trước đây, các nhà khoa học phải vật lộn với những chiếc máy tính có tốc độ chậm chạp với dung lượng đĩa lưu trữ nhỏ. Việc xử lý các các hình ảnh số để tạo ra các file âm thanh có thể mất tới vài ngày ở thời điểm một thập kỷ trước thì hiện nay người ta chỉ cần có vài phút.
Theo NhanDan
(HBĐT) - Theo Sở Thông tin và Truyền thông, hiện nay, 100% xã, phường, thị trấn của tỉnh đã có dịch vụ điện thoại, 100% trung tâm các huyện có dịch vụ internet băng thông rộng, 90% số xã có cáp quang đến trung tâm xã.
Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Tel Aviv của Israel đã phát triển thành công một kỹ thuật mới cho phép tiêu diệt các tế bào ung thư từ bên trong khối u.
Các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN) cho biết họ đã đạt được một bước tiến lớn trong việc phát hiện ra một loại hạt nguyên tử được cho là hạt nhân hình thành mọi thứ trong vũ trụ.
(HBĐT) - Ông Đặng Văn Thành ở phường Đồng Tiến (TPHB) hỏi: Đề nghị cho biết trách nhiệm của người sử dụng lao động trong công tác an toàn - vệ sinh lao động?
Cứ hai ngày, các nhà khoa học lại phát hiện ra một loài sinh vật mới ở khu vực Tiểu vùng sông Mê Công, một báo cáo của Quỹ Bảo tồn động vật thiên nhiên hoang dã (WWF) cho biết, trong đó có cả những loài động vật quý hiếm như một loài chim chích ăn lá mới hay một loài nhông cát trinh sản toàn giống cái có khả năng tự sinh sản.
Tại hội nghị chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ (KH-CN) của TP Hà Nội năm 2011 ngày 13-12, do Sở KH-CN Hà Nội tổ chức, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Công Soái đề nghị Sở KH-CN gắn hoạt động nghiên cứu với các chương trình công tác của Thành ủy và yêu cầu thực tiễn, tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc như an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường…