Năm 2012, huyện Yên Thủy mở rộng diện tích ngô tăng khoảng 7% diện tích so với năm 2011, năng suất ước đạt 40 tạ/ha. ảnh: Nông dân xã Ngọc Lương (Yên Thủy) thu hoạch ngô vụ xuân.
(HBĐT) - Đồng chí Vũ Ngọc Nam, Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện Yên Thủy cho biết: Hiện nay, 100% xã trong huyện đã hoàn thành đề án xây dựng NTM, UBND huyện đã tổ chức họp thẩm định, phê duyệt đề án cho các địa phương, trong đó đã phê duyệt quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết 3 đồ án quy hoạch NTM của các xã Ngọc Lương, Đoàn Kết, Yên Lạc, các xã còn lại đang điều chỉnh trình phê duyệt.
Công tác lập đồ án cơ bản đã hoàn thành, do đó việc khái toán xây dựng đề án NTM của các xã có thuận lợi hơn. Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai, việc thực hiện chương trình tại Yên Thủy đã phát sinh nhiều bất cập như: hầu hết các xã trên địa bàn huyện vẫn còn lúng túng; các văn bản chồng chéo, không thống nhất về việc xây dựng các công trình công cộng, xác định diện tích và vốn đầu tư... Bên cạnh đó, qua rà soát cho thấy, cơ sở hạ tầng của các xã để xây dựng NTM còn rất yếu, nhu cầu về kinh phí xây dựng thành công xã NTM đến năm 2020 là rất lớn. Ngoài ra, một số tiêu chí được đặt ra chưa phù hợp với thực tế như: thu nhập gấp 1,3 lần bình quân chung của toàn tỉnh, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp dưới 40%, trụ sở làm việc đảm bảo diện tích quy định, có sân vận động, khu thể thao... là rất khó thực hiện.
Với mong muốn huy động sự vào cuộc mạnh mẽ của mọi tầng lớp nhân dân trong việc xây dựng NTM, thời gian qua Yên Thủy đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động. Công tác tuyên truyền, phổ biến các nội dung của chương trình từ huyện đến cơ sở đã được triển khai mạnh mẽ thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thăm quan mô hình điểm, hình thức sinh hoạt cộng đồng. Từ đó nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội về xây dựng NTM, làm cho người dân hiểu kỹ nội dung, phương pháp, cách làm, tự giác tham gia đóng góp công sức, tiền của và sáng tạo trong quá trình xây dựng NTM tại địa phương.
Trong năm 2012, huyện đã đặt ra mục tiêu tiếp tục triển khai thực hiện công tác tuyên truyền sâu rộng từ huyện đến cơ sở. Tập trung bồi dưỡng đào tạo cán bộ thực hiện chương trình và hoàn thành, phê duyệt đồ án quy hoạch NTM của 12 xã trong quý II/2012. Trao đổi về các giải pháp để triển khai thực hiện, đồng chí Bùi Trung Kiên, Chủ tịch UBND huyện khẳng định: Huyện sẽ tiến hành kiện toàn tổ chức bộ máy BCĐ, BQL các cấp. Đồng thời, tập trung làm tốt cơ chế huy động vốn bằng việc đa dạng hoá các nguồn lực huy động để triển khai thực hiện chương trình; lồng ghép nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia; huy động tối đa nguồn lực của địa phương theo nguyên tắc tự nguyện đóng góp của cộng đồng; huy đầu đầu tư của DN, HTX với các công trình hoặc dự án đầu tư phát triển SX có khả năng thu hồi vốn; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn tín dụng đầu tư... Phấn đấu hoàn thành mục tiêu đến năm 2015, toàn huyện sẽ có 3 xã đạt 19 tiêu chí là: Ngọc Lương, Yên Lạc, Phú Lai và đến năm 2020 sẽ có 6 xã đạt 19 tiêu chí.
Dương Liễu
(HBĐT) - Năm 2011, Trạm KNKL huyện Tân Lạc đã phối hợp với một số công ty cung ứng giống thực hiện gần 30 điểm khảo nghiệm, mô hình trình diễn các giống lúa lai, ngô lai tại hầu hết các xã trong huyện với hình thức hỗ trợ người dân về giống và kỹ thuật là chính. Trạm đã phân công cán bộ kỹ thuật phối hợp với khuyến nông xã thường xuyên hỗ trợ, theo dõi, ghi chép các chỉ tiêu đánh giá. Nhìn chung, các giống mới đưa vào trồng thử nghiệm tại huyện đều cho kết quả khả quan. Từ đó, ngành nông nghiệp huyện Tân Lạc đã khuyến cáo nông dân đưa vào gieo trồng ở vụ xuân 2012.
(HBĐT) - Trong tháng 4/2012, các địa phương, dự án trên địa bàn tỉnh tiếp tục làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ rừng. Đến nay đã gieo ươm được 5,8 triệu cây giống lâm nghiệp và cây ăn quả các loại, trồng cây phân tán được 225.000 cây; trồng rừng tập trung được 835 ha. Tiến độ trồng rừng năm nay nhanh hơn so với năm trước do công tác chuẩn bị tốt và có mưa sớm. ước đến hết tháng 4/2012, toàn tỉnh trồng 1.200 ha rừng.
(HBĐT) - Theo kết quả điều tra của Chi cục BVTV tỉnh, đến ngày 9/5, toàn tỉnh đã có 2.816 ha lúa bị nhiễm rầy, trong đó diện tích nhiễm nhẹ và trung bình là 2.699 ha và 117 ha bị nhiễm nặng, tập trung tại các huyện Kỳ Sơn, Lương Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy, Tân Lạc, Lạc Sơn. Cá biệt tại huyện Kỳ Sơn đã có 0,4 ha bị cháy ổ. Hiện tại, các địa phương đã tổ chức phun phòng trừ được 1.330 ha.
(HBĐT) - Vừa qua, phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Công an tỉnh) nhận được tin báo của quần chúng nhân dân, tại Nhà máy chế biến quặng đa kim thuộc Công ty TNHH liên doanh khai thác chế biến khoáng sản Phúc Thanh, đóng trên địa bàn thôn Điếm Tổng, xã Liên Sơn huyện Lương Sơn thường xuyên xả nước thải công nghiệp chưa qua xử lý ra bãi đất ruộng rộng khoảng 200 m2 và chảy trực tiếp vào hang đá với lưu lượng lớn, màu nước đen bẩn, có mùi hóa chất hôi thối rất khó chịu, gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước ngầm trong khu vực, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt của người dân.
Bước sang tuổi 11, sân chơi Robocon vẫn còn đó sự háo hức, hấp dẫn, gay cấn trong mỗi trận thi đấu...Cơn sốt Robocon đã lan nhanh khắp các trường ĐH-CĐ và TCCN trên toàn quốc.
(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 130 doanh nghiệp đang tham gia hoạt động khoáng sản với 171 mỏ được cấp phép hoạt động. Trong đó có 125 mỏ đã cấp phép khai thác, bao gồm 85 mỏ khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng và xi măng, 30 mỏ khai thác quặng sắt, vàng, đồng, antimon, chì-kẽm, 10 mỏ khai thác than đá, 46 mỏ đã thăm dò làm vật liệu xây dựng thông thường và được phê duyệt trữ lượng. Quy mô đầu tư cho các mỏ từ nhỏ lẻ, tận thu đến 60 tỉ đồng/dự án với công nghệ khai thác từ thủ công đến công nghiệp hiện đại, tiên tiến. Hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn đang từng bước trở thành một ngành kinh tế chủ lực. Bên cạnh đó, những tác động đến môi trường, cảnh quan do hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản đang đặt ra những vấn đề quan tâm.