Các nhóm thảo luận về kết quả quả dự án tại hội thảo.
(HBĐT) - Ngày 17/7, UBND huyện Kỳ Sơn phối hợp với Trung tâm RIC (Trung tâm nghiên cứu sáng kiến phát triển cộng đồng) tổ chức hội thảo tổng kết 4 năm Dự án thúc đẩy quản lý cộng đồng (PCMM) tại huyện.
Dự án thúc đẩy quản lý cộng đồng (QLCĐ) được triển khai thực hiện từ tháng 4/2009 – 6/2012 tại 5 xã (Dân Hạ, Dân Hoà, Phúc Tiến, Mông Hoá, thị trấn Kỳ Sơn) do Cơ quan hợp tác và phát triển Thụy Sĩ SDC tài trợ. Sau 4 năm triển khai thực hiện, Dự án đã đạt được 3 đầu ra mong muốn và khẳng định sự thành công, hiệu quả trong thực tiễn. Đối với đầu ra cộng đồng, đã có 281 tiểu dự án được quản lý và thực hiện bởi người dân; 42 xóm và 2 trường học tại 5 xã áp dụng QLCĐ. Tổng kinh phí thực hiện trị giá 5,1 tỉ đồng, trong đó, SDC hỗ trợ 3 tỉ đồng, người dân và các bên đóng góp 2,1 tỉ đồng. Hơn 17.000 người dân được hưởng lợi trực tiếp, cải thiện cuộc sống nhờ các tiểu dự án về đường giao thông, thủy lợi, văn hóa, thể thao, thông tin, vệ sinh môi trường… QLCĐ cũng được áp dụng thành công trong trường học, góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Đồng thời, đảm bảo quyền trẻ em thông qua thúc đẩy sự tham gia của học sinh trong quản lý lớp học, nhà trường; tăng cường phương pháp dạy học có sự tham gia, thay đổi hình thức kỷ luật trẻ em bằng kỷ luật tích cực, xây lãnh đạo, cán bộ chính quyền huyện, xã được nâng cao kiến thức, kỹ năng về QLCĐ, giám sát đầu tư cộng đồng, điều hành cuộc họp có sự tham gia, kỹ năng lãnh đạo… Xã Mông Hóa được áp dụng thí điểm quy trình lập kế hoạch phát triển KT-XH có sự tham gia. Cán bộ xã cùng với cộng đồng đã giới thiệu QLCĐ tới 21 xóm ngoài dự án và hỗ trợ thực hiện được 121 tiểu dự án. Chính quyền 9 xã, thị trấn đã tích cực đối thoại với người dân, tạo cơ hội cho 2.118 người được tham gia với 852 ý kiến đưa ra được giải trình thỏa đáng, 86 vấn đề được đưa vào kế hoạch và được chính quyền giải quyết. Đối với đầu ra liên kết - nhân rộng, đã có 16 cuộc chia sẻ kinh nghiệm được tổ chức với 157 bài học kinh nghiệm; 21 liên kết được tạo ra giữa cộng đồng, chính quyền, doanh nghiệp, nhà hảo tâm với tổng số tiền huy động được trên 145 triệu đồng.
Cẩm Lệ
(HBĐT) - Quy chế quản lý đô thị của TPHB đã thực sự đi vào cuộc sống. TPHB đã từng bước giải quyết được những vấn đề bức thiết trong quá trình đô thị hóa, thực hiện mục tiêu xây dựng TPHB trở thành đô thị loại 2 vào năm 2020.
(HBĐT) - Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020, đến nay, tỉnh ta đã kiện toàn lại Ban chỉ đạo, 100% các huyện, thành phố đã thành lập và kiện toàn ban chỉ đạo. 144/191 xã thành lập Ban chỉ đạo và 191/191 xã thành lập ban quản lý cấp xã; 1.781/1781 thôn, xóm, bản thành lập ban phát triển nông thôn.
Đó là thông báo chính thức của Trung tâm giáo dục thiên nhiên (ENV) vào ngày 10/7, khi bước vào giai đoạn 2 cuộc thi làm phim “Nói không với mật gấu” (sẽ được diễn ra từ 10/7 tới 31/8/2012 với hình thức bình chọn).
Ngày 11/7, tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Tổ chức động vật châu Á (Văn phòng dự án tại Hà Nội) tổ chức tuyên truyền, phát động phong trào bảo vệ loài gấu tại thành phố Hạ Long.
(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh hiện có bộ phận “một cửa” của UBND TPHB đã triển khai theo mô hình hiện đại, đã bố trí phòng làm việc rộng 80m2, được trang bị phần mềm “một cửa”, hệ thống mạng LAN, mạng máy chủ, camera giám sát, hệ thống xếp hàng tự động, máy đọc mã vạch, màn hình LCD tra cứu thông tin... phục vụ cho việc tiếp nhận và trả kết quả cho các tổ chức, cá nhân.
(HBĐT) - Cơn bão số 5 năm 2007 đã qua đi gần 5 năm nhưng mỗi khi dự báo thời tiết có mưa, bão là Ban chỉ huy phòng - chống lũ bão, tìm kiếm cứu nạn huyện Cao Phong và cấp ủy, chính quyền xã Yên Lập luôn trong tâm trạng bồn chồn lo lắng bởi cả xã có đến gần 50 hộ dân ở 5 xóm luôn phải sống thấp thỏm trước tình trạng đất, đá sụt lún, sạt trượt làm hư hỏng vườn tược, chuồng trại, nhà ở.