Người dân xóm Đồng Mới đã hiến gần 2.000 m2 đất để mở rộng tuyến đường dài 1 km chạy qua xóm.
(HBĐT) - Phát huy vai trò chủ thể của người dân theo phương châm “nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”, thời gian qua xã Dũng Phong (Cao Phong) đã linh động, sáng tạo trong huy động sức dân chung tay đóng góp xây dựng nông thôn mới.
Ngay sau khi bắt đầu tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới, xã Dũng Phong đã có những giải pháp cụ thể đối với từng tiêu chí đề ra và mục tiêu phấn đấu hoàn thành. Trên cơ sở bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, cấp ủy, chính quyền xã đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể với chức năng nhiệm vụ cụ thể hóa bằng việc xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động để hội viên, đoàn viên và nhân dân hiểu rõ quyền lợi trách nhiệm trong việc đóng góp sức người, sức của cùng tham gia xây dựng nông thôn mới.
Ông Bùi Văn Sắng, Chủ tịch UBND xã Dũng Phong (Cao Phong) cho biết: Là xã được chọn làm xã điểm của tỉnh và của huyện trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, vì vậy làm thế nào để người dân đồng thuận, cùng góp công sức, tiền của thực hiện chủ trương chung, tránh tư tưởng ngại khó, chông chờ ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước. Do đó, BCĐ của xã, MTTQ và các đoàn thể đã vào cuộc triển khai tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và mọi người dân trong xã được biết về chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Xây dựng kế hoạch, chương trình tổ chức thực hiện theo lộ trình phù hợp với điều kiện của xã và từng xóm. Theo đó, căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương, UBND xã đã quyết định chọn tiêu chí dễ làm trước khó làm sau, chú trọng phát huy dân chủ để người dân được tham gia bàn bạc quyết định và giám sát. Đồng thời chỉ đạo các xóm triển khai công tác tuyên truyền, phát huy quy chế dân chủ ở cơ sở, mọi việc đều được đem ra công khai bàn bạc trước dân để người dân hiểu và tự nguyện đồng tình ủng hộ tham gia đóng góp công sức, tiền của để xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra, Ban chỉ đạo của xã lồng ghép nội dung xây dựng nông thôn mới vào các cuộc họp, sinh hoạt của các chi tổ hội, đoàn thể, các đợt tập huấn cho cán bộ hội viên, cộng tác viên, để nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận và quyết tâm trong lãnh đạo tổ chức thực hiện. Hàng tháng, hàng quý, cấp ủy, chính quyền mặt trận và các đoàn thể đều tổ chức họp bàn, đánh giá, kiểm điểm những mặt làm được và đề ra những giải pháp khắc phục những hạn chế, khó khăn để sớm hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.
Đưa chúng tôi đi trên con đường rộng 7m đã được đổ bê tông, trưởng xóm Đồng Mới, Bùi Văn Hiến phấn khới khoe: Con đường trước đây chỉ rộng 4 m, được như ngày hôm nay đều do người dân tự nguyện hiến đất, góp công, góp của vào đấy. Để được sự đồng thuận và huy động được sức dân xây dựng đường giao thông nông thôn, Chi bộ, trưởng xóm và Ban tự quản của xóm Đồng Mới đã tổ chức họp dân, cùng bàn bạc cách làm và mức đóng góp, cách triển khai cụ thể từng bước. Khi tư tưởng đã thông 96 hộ dân của xóm đã nhất trí tự nguyện đóng góp vật liệu cát, sỏi, ngày công cùng chính quyền địa phương đồng loạt dỡ bỏ tường rào, chặt cây, ban gạt nền đường. Lấy tim đường làm chuẩn, mỗi bên lùi vào 1,5 m, tổng diện tích các hộ dân trong xóm đã hiến gần 2.000 m2 đất, hàng trăm m3 cát sỏi, ngày công để làm đường. Nhiều hộ dân đã tự nguyện dỡ bỏ tường rào xây kiên cố, cây ăn quả, vườn tạp và lùi vào đất của gia đình để con đường được mở rộng hơn. Nhờ vậy chỉ trong thời gian ngắn, đoạn đường dài 1km nhỏ hẹp chạy qua xóm trước đây đã được thay thế bằng tuyến đường bê tông rộng 7m và có rãnh thoát nước 2 bên .
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở đã tạo được sự đồng thuận và sức mạnh tổng hợp trong thực hiện xây dựng nông thôn mới. Hầu hết các chủ trương, kế hoạch của xã về xây dựng nông thôn mới đều được triển khai thuận lợi, đến nay xã đã đạt được 6/19 tiêu chí là quy hoạch và thực hiện quy hoạch; thu nhập; hình thức tổ chức sản xuất; văn hóa xã; hệ thống tổ chức chính trị vững mạnh; an ninh trật tự, an toàn xã hội. Theo ông Bùi Văn Sắng, Chủ tịch UBND xã, hiện tại giao thông đã cứng hóa bê tông được 100% các tuyến đường giao thông nông thôn, đường làng ngõ xóm không còn lầy lội; về thủy lợi toàn xã có 24 km kênh mương, hiện đã kiên cố hóa được 14 km và đến tháng 12 sẽ kiên cố thêm 2 km nữa… Như vậy, đến cuối năm 2012 xã phấn đấu tiếp tục được công nhận đạt thêm 7 tiêu chí nữa là giao thông, thủy lợi, điện, trường học, chợ nông thôn, giáo dục, y tế.
Đỗ Hà
(HBĐT) - Thời điểm đầu tháng 2, trên địa bàn huyện Cao Phong xuất hiện ổ dịch LMLM ở xóm Nhõi, xã Xuân Phong. Hiện tượng trâu, bò chết rét và một số bệnh dịch khác ở vụ đông – xuân trước cũng ảnh hưởng đến phát triển tổng đàn gia súc, gia cầm. Do vậy, ngay khi bước vào vụ đông - xuân 2012 - 2013, huyện đã tích cực, chủ động trong phòng bệnh dịch, chống đói, rét cho đàn gia súc, đồng thời triển khai tiêm phòng nhằm hạn chế tới mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra.
(HBĐT) - Tính đến cuối năm 2011, toàn tỉnh mới có 38,9% nhà tiêu hợp vệ sinh. Vấn đề cải thiện vệ sinh môi trường (VSMT), vệ sinh hộ gia đình, vệ sinh cá nhân, tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt và tuyên truyền, giáo dục, thay đổi hành vi vệ sinh của người dân nông thôn là việc làm cần thiết. Nhằm đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe cho người dân, trong khuôn khổ chương trình MTQG NS&VSMT nông thôn năm 2012, Trung tâm YTDP tỉnh đã tập trung cho 4 xã điểm thuộc các huyện Kim Bôi, Lạc Sơn, Cao Phong, Tân Lạc.
(HBĐT) - Ngày 26/11, sở TN&MT đã tổ chức hội thảo bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản. Tham dự có các chuyên gia Cộng hòa Liên bang Đức; Trung tâm CEMM, Viện nghiên cứu – trường Đại học Khoa học tự nhiên; Phòng TN&MT các huyện, thành phố và đại diện các xã có dự án khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Là vùng trung tâm của huyện Cao Phong nhưng nhiều hộ dân trên địa bàn thị trấn đến nay vẫn chưa được sử dụng nguồn nước sinh hoạt ổn định. Ước tính có 20% số hộ phải dùng nước mua, 30% số hộ dùng nước giếng đào, 40% – 50% hộ thiếu nước vào mùa khô do quỹ nước khai thác bị hạn chế. 50% tổng hộ dân có nhu cầu đầu tư công trình nước sinh hoạt ổn định vì không có giếng hay nguồn nước nào để khai thác trực tiếp.
(HBĐT) - TP Hòa Bình có diện tích đất lầm nghiệp trên 8.840 ha, trong đó đất có từng 5.554 ha, rừng tự nhiên 1.425 ha, rừng trồng 4.129 ha là loại rừng rất dễ cháy do có nhiều cành khô và lá rụng tự nhiên, lớp thực bì dày, mùa khô dễ bốc lửa và lan nhanh; đất không có rừng 3.287 ha đa số là thực bì, cỏ tranh, lau, re, chít, đồng cỏ, hàng năm, thường hay bị đốt dễ cháy lan ra khu vực lân cận.
(HBĐT) - Ngày 21/11, huyện Mai Châu đã tổ chức tổng kết công tác KNKL giai đoạn 1993- 2012. Trong 20 năm xây dựng và trưởng thành, trạm KNKL đã trở thành một kênh thông tin quan trọng giúp người dân tiếp cận với các tiến bộ KHKT mới.