Quang cảnh hội nghị công bố Quy hoạch
(HBĐT) - Ngày 4/12, Sở Công thương đã tổ chức hội nghị công bố Quyết định số 1060 ngày 30/10/2012 của UBND tỉnh về phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 – 2020, định hướng đến năm 2025.
Theo đó, về quy hoạch hệ thống kinh doanh xăng dầu, phân loại cửa hàng xăng dầu thành loại 1, 2, 3 theo chức năng, quy mô cửa hàng theo nhu cầu về đất xây dựng; Số lượng cửa hàng xăng dầu xây dựng mới đề xuất ở 11 huyện, thành phố đến năm 2020 từ 99 – 111 cửa hàng, thực hiện di dời, giải tỏa 15 cửa hàng; Địa điểm xây dựng kho xăng dầu tại khu vực huyện Lương Sơn sau năm 2015 sẽ xây dựng 1 kho trung chuyển xăng dầu theo đường ống, quy mô sức chứa giai đoạn đầu 50.000 m3, trên diện tích dự kiến 6 – 10 ha; Địa điểm xây dựng cửa hàng xăng dầu mới theo loại cửa hàng và phân kỳ đầu tư. Đối với quy hoạch xây dựng cửa hàng bán bình LPG, số lượng dự kiến toàn tỉnh có 129 cửa hàng bán gas dạng bình loại 12kg, 13kg, 48kg. Giai đoạn từ 2021 – 2025, tất cả các khu đô thị mới cần quy hoạch 1 cửa hàng/20.000 dân; tất cả các bến xe tải, xe khách đầu mối có dịch vụ cung cấp nhiên liệu xăng dầu và LPG; Tất cả bãi đỗ xe sức chứa 300 xe trở lên cần có dịch vụ cung cấp nhiên liệu; Trên các trục giao thông chính cần có các cửa hàng xăng dầu loại 1, 2. Số lượng cửa hàng xăng dầu dự kiến phát triển thêm tại các huyện, thành phố giai đoạn này là 25 cửa hàng.
Tổng vốn đầu tư xây dựng phát triển mạng lưới kinh doanh xăng dầu trên địa bàn đến năm 2020 khoảng 545,2 tỷ đồng; Tổng vốn xây dựng phát triển mạng lưới kinh doanh LPG đến năm 2020 khoảng 22,575 tỷ đồng. Nhu cầu sử dụng đất xây dựng cửa hàng xăng dầu khoảng 19,13ha, cửa hàng LPG khoảng 0,65ha.
UBND tỉnh giao Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố nghiên cứu, lập kế hoạch thực hiện, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phù hợp với phát triển KT – XH của tỉnh; tổ chức quản lý, kinh doanh xăng dầu, LPG theo định hướng quy hoạch.
Bùi Minh
(HBĐT) - Xã Vạn Mai (Mai Châu) có trên 700 hộ dân với hơn 3.000 nhân khẩu nhưng đến thời điểm này, toàn xã chỉ có duy nhất một công trình nước sinh hoạt hợp vệ sinh tập trung tại xóm Củm, chỉ cung cấp đủ nước sinh hoạt cho người dân trong xóm, còn người dân trong các xóm khác phải sử dụng nguồn nước từ các mạch nước từ trên núi hoặc các con suối. Một số hộ đã tiến hành đào giếng khơi. Tuy nhiên, khu vực đào giếng có nguồn nước rất ít.
(HBĐT) - Thực hiện kế hoạch trồng rừng năm 2012, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã trồng được 8.736 ha rừng, đạt 124,8% kế hoạch, trong đó, trồng rừng phòng hộ được 2.456 ha, trồng rừng sản xuất được trên 6.280 ha.
(HBĐT) - Ngày 28/11, UBND huyện Cao Phong phối hợp với Trung tâm nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp tổ chức hội nghị đánh giá cảm quan về chất lượng cam Cao Phong.
(HBĐT) - Phát huy vai trò chủ thể của người dân theo phương châm “nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”, thời gian qua xã Dũng Phong (Cao Phong) đã linh động, sáng tạo trong huy động sức dân chung tay đóng góp xây dựng nông thôn mới.
(HBĐT) - Trước đây khi Nhà nước chưa có dự án đưa nước sinh hoạt về nông thôn, người dân các xóm, xã Cư Yên (Lương Sơn) thường xuyên phải dùng nước giếng khoan và các mạch nước ngầm để sinh hoạt hàng ngày, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột, đại tràng, tiết niệu... Để giảm thiểu ô nhiễm và nguy cơ mắc bệnh từ nguồn nước không đảm bảo vệ sinh mỗi hộ gia đình đều phải sử dụng bộ lọc nước thì mới có thể dùng được, Tuy nhiên, việc làm này không phải gia đình nào cũng có điều kiện thực hiện được.
(HBĐT) - Trong 5 năm (2007 – 2012), Trung tâm Khuyến khích phát triển kinh tế TPHB đã tổ chức 183 lớp tập huấn chuyển giao KHKT cho 8.822 lượt người tham gia. Riêng năm 2012 tổ chức được 60 lớp với 2.645 lượt người tham gia. Nội dung tập huấn chủ yếu thuộc các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.