(HBĐT) - An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) có vị trí, vai trò rất quan trọng là bảo vệ người lao động - yếu tố quyết định của quá trình lao động xã hội và quyết định năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất trong các doanh nghiệp. Từ đó cần có những giải pháp hữu hiệu làm giảm thiểu tai nạn lao động trong quá trình sản xuất. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Thanh Thủy, Phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH về kết quả công tác ATVSLĐ năm 2012 và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới.
PV: Xin đồng chí cho biết một số kết quả chủ yếu trong công tác ATVSLĐ năm 2012?
Đồng chí Nguyễn Thanh Thủy: Xác định công tác ATVSLĐ là nhiệm vụ quan trọng, ngành LĐ-TB&XH đã tham mưu với UBND tỉnh xây dựng và triển khai nhiều văn bản pháp luật và văn bản điều hành; các cơ quan chức năng quản lý đã chỉ đạo thực hiện kịp thời các chương trình hoạt động. Đồng thời lập kế hoạch thực hiện công tác đảm bảo ATVSLĐ theo chương trình quốc gia giai đoạn 2011- 2015. Bên cạnh đó có sự phối hợp của các ngành liên quan và thường xuyên tổ chức kiểm tra, trọng tâm là tuần lễ ATVSLĐ - PCCN lần thứ 14 năm 2012. Qua thống kê, đến cuối năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 60.000 lao động làm việc trong 2.100 doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Trong đó có trên 200 DN khai thác khoáng sản, xây dựng, kinh doanh điện và vật liệu dễ cháy nổ. Mức lương trung bình trong các DN có vốn đầu tư nước ngoài khoảng 2,8 triệu đồng/người/tháng; các DN khác 2,45 triệu đồng. Nhìn chung, việc làm của NLĐ được đảm bảo, mức thu nhập tương đối ổn định, điều kiện làm việc được cải thiện. Chính vì vậy, những năm gần đây, trong những DN trên địa bàn tỉnh không có xảy ra đình công hay tranh chấp lao động tập thể do vi phạm pháp luật về lao động của chủ sử dụng lao động, số vụ tai nạn có chiều hướng giảm. Các DN đã quan tâm nhiều hơn đến công tác ATVSLĐ- PCCN, đặc biệt là các DN có quy định ngặt nghèo về ATLĐ, cháy, nổ và bệnh nghề nghiệp.
PV: Thưa đồng chí, như vậy nguy cơ tai nạn lao động (TNLĐ), mất ATVSLĐ trong các DN vẫn còn tiềm ẩn?
PV: Xin đồng chí cho biết thêm những giải pháp chủ yếu bảo đảm an toàn cho NLĐ trong quá trình sản xuất?
Đồng chí Nguyễn Thanh Thủy: Để tăng cường đảm bảo ATVSLĐ năm 2013 và những năm tiếp theo, trước hết cần tổ chức tốt tuần lễ quốc gia ATVSLĐ - PCCN lần thứ 15 với chủ đề “Tăng cường văn hoá ATLĐ và các biện pháp phòng ngừa TNLĐ, bệnh nghề nghiệp, cháy nổ tại nơi làm việc” lồng ghép với chương trình quốc gia về ATVSLĐ. Kiện toàn Ban chỉ đạo các cấp để tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các mục tiêu của chương trình quốc gia về ATVSLĐ. Xây dựng chương trình trọng điểm về ATVSLĐ-PCCN năm 2013 và các năm tiếp theo. Tiếp tục đổi mới và đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền về ATVSLĐ, cung cấp thông tin, tư vấn, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các DN, cơ sở sản xuất vừa và nhỏ trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động như: khai thác khoáng sản, sử dụng điện, xây dựng, hoá chất. Đặc biệt là cần phối hợp liên ngành chặt chẽ trong việc PCCN trong các chợ, bệnh viện, khí ga, xăng. Thường xuyên huấn luyện ATLĐ cho chủ sử dụng lao động, NLĐ trong các DN, đồng thời cần bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác ATLĐ. Hàng năm lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động ATLĐ, thực hiện các mục tiêu, cải thiện điều kiện làm việc cho NLĐ, giảm thiểu TNLĐ, bệnh nghề nghiệp. Đầu tư trang, thiết bị, BHLĐ cho NLĐ trong quá trình lao động. Xây dựng và củng cố mạng lưới y tế cơ sở, mạng lưới ATVS, lực lượng PCCC đủ về số lượng, mạnh về năng lực để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, chú trọng các DN có ngành nghề yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ-PCCN, làng nghề và trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
PV: Xin cảm ơn đồng chí!
Hương Lan
(thực hiện)
(HBĐT) - Đến ngày 6/12, các địa phương trong tỉnh đã cơ bản hoàn thành chiến dịch toàn dân làm thủy lợi đợt II năm 2012. Đây là một trong những nhiệm vụ được các địa phương chú trọng triển khai trong các tháng cuối năm nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất cho sản xuất vụ đông - xuân 2012 - 2013.
(HBĐT) - Huyện Đà Bắc vừa triển khai mô hình vườn ươm cây mỡ và một số cây bản địa khác. Mô hình được thực hiện ở xóm Than, xã Tân Pheo với quy mô 1.000 m2, đáp ứng khoảng 15 vạn cây giống. Cây được chọn là cây lâm nghiệp lấy gỗ (chủ yếu là cây mỡ) có nguồn gốc địa phương, có khả năng thích ứng thời tiết, khí hậu, chu kỳ cho khai thác ngắn và giá trị kinh tế mang lại tương đương với cây keo lai.
(HBĐT) - Sáng 13/12, tại hội trường LĐLĐ tỉnh đã diễn ra hội nghị triển khai Đề án tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động (TTPBPLLĐ) trong các loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2013-2016. Tới dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, các huyện, thành phố và một số doanh nghiệp SX-KD trên địa bàn tỉnh.
“Một tờ báo thu phí thì khó tồn tại, nhưng nhiều tờ báo thu phí sẽ tạo ra tiêu chuẩn mới” - đó là nhận định của ông Lê Quốc Minh- Tổng biên tập Vietnam Plus (thuộc TTXVN).
Smartphone có thể sớm được trang bị khả năng nhìn xuyên tường, nhờ vào con chip hình ảnh thế hệ mới.
(HBĐT) - Ngày 12/12, tại Hội NCT tỉnh đã diễn ra Lễ ký kết chương trình phối hợp thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường giai đoạn 2012- 2016 giữa Hội NCT tỉnh và Sở TN&MT.