Thiếu nước sinh hoạt, người dân xã Đú Sáng (Kim Bôi) phải mua nước với giá từ 75.000-85.000 đồng/m3.

Thiếu nước sinh hoạt, người dân xã Đú Sáng (Kim Bôi) phải mua nước với giá từ 75.000-85.000 đồng/m3.

(HBĐT) - Từ đầu tháng 2 đến nay, hơn 100 hộ dân ở 2 xóm Sáng Mới và Đồi Mu, xã Đú Sáng (Kim Bôi) đã lâm vào tình cảnh khốn đốn vì thiếu nước sinh hoạt. Các bể chứa nước hầu như đã khô kiệt, các hộ gia đình chắt chiu từng xô, từng chậu nước cho việc ăn, uống, đánh răng, rửa mặt. Trong khi thu nhập bình quân mới chỉ đạt 8,5 triệu đồng/người/năm, để có tiền mua nước phục vụ ăn, uống, sinh hoạt hàng ngày với người dân ở đây quả là quá xa xỉ.

 

Bà Bùi Thị Hoàn ở xóm Sáng Mới nhăn nhó: Tùy theo cự ly vận chuyển, giá mua thấp nhất là 75.000 đồng/m3 và cao nhất lên tới 85.000 đồng/m3 nước. Nhà nào cũng phải sử dụng hết sức dè sẻn. Nước mua chủ yếu để ăn, uống còn tắm giặt thì rủ nhau vào tận suối Quèn Kẻo cách xa xóm hơn 3 km. Dù đã sử dụng hết sức tiết kiệm nhưng bình quân trong 1 tháng, mỗi hộ gia đình cũng phải bỏ ra tối thiểu 300.000 đồng để mua nước. Tình trạng này còn tiếp tục kéo dài thì với nhà nông chúng tôi đó thực sự là khó khăn lớn.

 

Trưởng xóm Đồi Mu Bùi Văn Ngẩu cho biết: Thực tế trong gần 2 tháng qua, không phải gia đình nào ở Sáng Mới, Đồi Mu cũng có điều kiện mua nước để sử dụng. Vì vậy, buổi chiều hàng ngày, nhiều hộ phải cắt cử nhân lực sử dụng xô, can để chở nước ăn bằng xe đạp, xe cải tiến, Như thế vừa mất thời gian, vừa tốn công sức nhưng không còn cách nào khác.

 

Cách đây hơn chục năm, (năm 2001) trên 200 hộ dân, với gần 1.000 nhân khẩu các xóm vùng trung tâm xã Đú Sáng tràn trề hy vọng khi được Nhà nước đầu tư xây dựng công trình cấp nước tự chảy. Nhưng thật oái oăm, công trình này chỉ cung cấp đủ nước cho các hộ ở 4 xóm vào những tháng mùa mưa. Còn mùa khô, do nước đầu nguồn yếu, nên 2 xóm cuối nguồn là Sáng Mới và Đồi Mu chỉ còn cách duy nhất là mua nước. Một số hộ may mắn giữ lại giếng khơi, nhưng vào những ngày này phải mất vài ba ngày mạch ngầm mới dồn lại được khoảng 1 m3 nước, nên việc sử dụng hàng ngày cũng phải hết sức tằn tiện.

 

Bức bối trước thực trạng thiếu nước. Một số hộ ở Sáng Mới và Đồi Mu đã bàn bạc và đóng góp tiền để thuê làm giếng khoan nhằm có nguồn nước ổn định, lâu dài. Giải pháp này cũng gặp không ít khó khăn, ông Bạch Đức Cần, xóm Sáng Mới cho biết: “Nhiều tốp thợ khoan giếng đã thất bại khi nhận việc ở đây, vì có trường hợp mới khoan được vài ba mét đã gặp đá và có trường hợp thì khoan sâu tới 40 m nhưng cũng không thấy nước đâu. Hơn nữa, giá thành một chiếc giếng khoan hoàn chỉnh (có đầy đủ nước, bảo hành 1 năm) lên tới 12 triệu đồng nên không phải hộ nào cũng có điều kiện tham gia.

 

Do hai xóm Đồi Mu, Sáng Mới khan hiếm nước phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày, nên trong những tháng mùa khô (chủ yếu từ tháng 2 đến hết tháng 4) đã “tạo việc làm và thu nhập ổn định” cho một số người, đó là những người “bán nước” theo đúng nghĩa đen của nó. Công việc của họ là sử dụng xe công nông đầu ngang, đầu tư thêm chiếc bể nhựa chứa được 1 m3 nước và 1 máy bơm nhỏ rồi thông báo số điện thoại di động cho từng hộ và vận chuyển khối lượng theo thỏa thuận. Tùy  theo khoảng cách vận chuyển, giá nước họ bán giao động từ 75.000 - 85.000 đồng/m3. Một chủ xe công nông chuyên bán nước (đề nghị dấu tên) cho biết: trừ tiền dầu, khấu hao xe, tiền mua nước, sau khi bán mỗi m3 cũng lãi được 25.000 - 30.000 đồng, giúp bà còn là chính mà.

 

Tình trạng khan hiếm nước trong những tháng mùa khô ở hai xóm Sáng Mới và Đồi Mu đã kéo dài nhiều năm nay, không chỉ ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân mà còn tác động không nhỏ đến sự nghiệp y tế và giáo dục của xã Đú Sáng, vì trung tâm xã cũng là địa điểm của trạm y tế xã và các trường từ mầm non đến THCS. ông Bùi Văn Kiết, Trưởng xóm Sáng Mới đề đạt: Là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Kim Bôi, tỷ lệ hộ nghèo còn chiếm tới 65%, chúng tôi mong muốn theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm, các cấp, ngành quan tâm đầu tư nâng cấp công trình cấp nước tập trung để đảm bảo cấp nước ổn định, nhất là những tháng mùa khô. Có như vậy, người dân mới giảm bớt khó khăn, thiếu thốn và có điều kiện tập trung phát triển kinh tế, xóa đói - giảm nghèo.

 

                                                                                  Đức Phượng

 

 

Các tin khác

Nông dân xã Ngọc Lương, Yên Thủy nhận bàn giao máy nông nghiệp phục vụ sản xuất.
CBCC – VC ngành VH–TT&DL được giới thiệu, làm quen với dụng cụ chữa cháy thông thường.
Rừng nguyên sinh ở Đa Phúc được bảo vệ tạo nguồn sinh thủy cho hồ Ba Sào phục vụ tốt sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn.
Nhân dân xã Nuông Dăm, Kim Bôi đóng góp ngày công vật liệu làm đường bê tông liên xóm đảm bảo tiêu chí về giao thông.

Diện mạo nông thôn mới ở Yên Thủy

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, với sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, huyện Yên Thủy đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy KT -XH phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được nâng lên, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc.

Nuôi cá tầm- Mở hướng phát triển kinh tế cho vùng lòng hồ

(HBĐT) - Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh, năm 2012, Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ (Sở Khoa học công nghệ) đã xây dựng mô hình thử nghiệm ương giống cá tầm trong bể và nuôi thương phẩm bằng lồng lưới tại xã Hiền Lương (Đà Bắc).

Tuổi trẻ Lương Sơn tham gia xây dựng NTM và văn minh đô thị

(HBĐT) - Với chủ đề: “Tuổi trẻ tham gia xây dựng NTM và văn minh đô thị” cụ thể hóa bằng phương châm: “Mỗi thanh niên một phần việc, mỗi cơ sở Đoàn một công trình thiết thực tham gia xây dựng NTM và văn minh đô thị”, ngay từ những ngày đầu tháng thanh niên năm 2013, tuổi trẻ Lương Sơn đã bắt tay vào thực hiện nhiều công trình, phần việc thanh niên thiết thực, có ý nghĩa xã hội sâu sắc.

Mai Châu đối mặt với hạn hán

(HBĐT) - Do nhiều ngày liên tiếp không mưa, nguồn sinh thủy cạn kiệt lại không có hồ, đập lớn trữ nước, sản xuất nông nghiệp của huyện Mai Châu đang đối mặt với tình trạng hạn hán kéo dài. Thống kê từ kỳ họp kiểm điểm vùng ngày 25/3, 178,8 ha trong tổng số 900 ha lúa cấy vụ chiêm xuân của huyện đã bị hạn, nhiều diện tích thiếu nước nghiêm trọng.

Trồng thêm 4.250 cây xanh trong tháng thanh niên

(HBĐT) - Sau 3 tuần hưởng ứng Tháng thanh niên năm 2013 với chủ đề “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, các cơ sở Đoàn trong toàn tỉnh đã ra quân với nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực.

Tập huấn chuyển giao KHKT cho hơn 700 nông dân huyện Lạc Thuỷ

(HBĐT) - Trong 4 ngày (từ 22 – 25/3), Hội Nông dân huyện Lạc Thủy đã phối hợp với Trung tâm khuyến nông khuyến lâm huyện tổ chức 12 lớp tập huấn cho hơn 700 hội viên nông dân huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục