Các hộ dân thôn Nam Thượng (Nam Thượng - Kim Bôi) tiếp tục khiếu kiện vì công tác đền bù, hỗ trợ GPMB dự án hồ Cái Cha II chưa được giải quyết kịp thời, dứt điểm.

Các hộ dân thôn Nam Thượng (Nam Thượng - Kim Bôi) tiếp tục khiếu kiện vì công tác đền bù, hỗ trợ GPMB dự án hồ Cái Cha II chưa được giải quyết kịp thời, dứt điểm.

(HBĐT) - Nhằm đáp ứng nhu cầu nước tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Nam Thượng (Kim Bôi), năm 2009, dự án hồ thủy lợi Cái Cha II được đầu tư xây dựng. Sau gần 2 năm thi công, đến cuối năm 2011, công trình được bàn giao đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, hơn 1 năm qua, hồ thủy lợi Cái Cha II đã không phát huy được hiệu quả do hàng chục hộ dân thôn Nam Thượng đã xả gần như cạn kiệt nước trong vùng hồ.

 

Lý do dẫn đến tình trạng trên được các hộ dân thôn Nam Thượng giải thích: Từ khi thi công đến đưa vào sử dụng, chủ đầu tư mới chỉ bồi thường, hỗ trợ cho các hộ có diện tích đất rừng và đất ruộng có giấy CNQSD đất mà chưa đền bù diện tích đất khai hoang của hàng chục hộ nằm trong vùng hồ của công trình. Vấn đề này, các hộ gia đình đã làm đơn kiến nghị, khiếu nại nhiều lần từ xã lên huyện và tỉnh nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

 

Ông Bùi Văn Thiên, Trưởng thôn Nam Thượng cho biết: Khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, các hạng mục của công trình cơ bản đảm bảo chất lượng. Hồ đã được tích nước để phục vụ sản xuất, BQL thôn đã nhận bàn giao nhưng không thể quản lý được vì các hộ dân chưa được đền bù đất khai hoang phản ứng khá gay gắt. Sự việc được báo cáo lên UBND xã, Ban CA xã được giao nhiệm vụ phối hợp quản lý công trình, hồ lại tiếp tục được tích nước và thả cá giống. Nhưng từ khi thu hoạch vụ cá đầu tiên đến nay, hồ không được tích nước nữa vì người dân yêu cầu phải đo đạc, kiểm đếm đền bù, hỗ trợ đầy đủ mới đưa công trình vào sử dụng. Với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, BQL thôn đã làm hết khả năng của mình nhằm để công trình phát huy hiệu quả và bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người dân, nhưng cuối cùng cũng đành bó tay để chờ đợi phán quyết của chủ đầu tư và các cấp có thẩm quyền.

 

Ông Bạch Văn Hà, đại diện cho các hộ dân có đơn khiếu nại kiến nghị: Công tác đền bù GPMB dự án hồ Cái Cha II còn tồn tại 29 hộ có đất khai hoang từ năm 1985 chưa được giải quyết. Diện tích đất này, hàng chục năm qua, các hộ liên tục sử dụng để trồng lúa, hoa màu, nuôi thủy sản, không có tranh chấp. Tháng 6/2011, chủ đầu tư đã triển khai kiểm đếm đất, tài sản trên đất và áp giá đền bù, hỗ trợ diện tích đất bị ảnh hưởng do triển khai thực hiện dự án hồ Cái Cha II nhưng lại không tính đến diện tích đất của các hộ dân khai hoang. Vì vậy, chúng tôi mới làm đơn khiếu nại đến các cấp có thẩm quyền để đề nghị giải quyết.

 

Sau khi có đơn - thư kiến nghị của công dân, từ tháng 3/2011 đến tháng 5/2012, UBND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh, Thanh tra tỉnh đã ban hành nhiều văn bản gửi Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi hướng dẫn, đôn đốc việc giải quyết đơn kiến nghị của công dân liên quan đến việc bồi thường đất rừng, ruộng, ao bị ảnh hưởng khi thực hiện dự án hồ Cái Cha II. Ngày 5/7/2012, tại trụ sở thôn Nam Thượng, Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi đã chủ trì buổi làm việc bàn biện pháp giải quyết khiếu nại việc đền bù đất rừng, đất tự khai hoang khi Nhà nước thu hồi xây dựng hồ Cái Cha II của một số hộ dân thôn Nam Thượng. Sau hội nghị, đến cuối năm 2012 và đầu năm 2013, Hội đồng GPMB huyện Kim Bôi tiến hành kiểm đếm diện tích đất các hộ dân khai hoang bị thu hồi để triển khai thực hiện dự án hồ Cái Cha II và xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ gửi các hộ có liên quan. Sau khi tiếp nhận phương án bồi thường, hỗ trợ 29 hộ không có kiến nghị, khiếu nại gì khác nhưng đến nay việc bồi thường, hỗ trợ vẫn chưa được thực hiện.

 

Chậm trễ trong việc giải quyết nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của người dân khiến công trình trị giá hàng chục tỷ đồng không phát huy hiệu quả và cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khiếu kiện vượt cấp, đông người, kéo dài. Hy vọng đây chỉ là trường hợp hy hữu ở xã Nam Thượng (Kim Bôi).

 

 

                                                                               Đức Phượng

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Nông dân xã Mai Hịch (Mai Châu) thực hiện mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại thu nhập cao gấp 2 - 3 lần so với cấy lúa.
Toàn cảnh hội thảo xây dựng điểm trình diễn.

Đài PT-TH tỉnh không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng nội dung chương trình phát sóng

(HBĐT) - Mới được mở trong năm 2013, chuyên mục “Đối thoại” của Đài PT-TH tỉnh xoay quanh những vấn đề như đầu tư xây dựng cơ bản, an toàn giao thông, quản lý đất nông - lâm trường, quy hoạch NTM, tình trạng và giải pháp khắc phục nợ đọng trong thực hiện BHXH; những cách làm hay, những vấn đề đặt ra cho thực tiễn triển khai chính sách nông nghiệp, nông thôn; vấn đề an toàn, bảo vệ hành lang giao thông... đã được thực hiện tạo hiệu ứng khá cao và được sự quan tâm của dư luận.

Toàn tỉnh trồng mới trên 4.000 ha rừng

(HBĐT) - 6 tháng đầu năm, các địa phương trong tỉnh đã chủ động chuẩn bị cây giống, mặt bằng và nguồn nhân lực nhằm thực hiện tốt kế hoạch trồng rừng năm 2013.

Doanh thu từ lâm nghiệp đạt 13,75 tỷ đồng

(HBĐT) - Trong 6 tháng đầu năm, toàn huyện Đà Bắc trồng được 450 ha rừng (nhân dân tự trồng 430 ha), đạt 45% kế hoạch, bằng 64% so với cùng kỳ. Các dự án, doanh nghiệp, địa phương và nhân dân đang tích cực chuẩn bị cây giống và hiện trường để trồng rừng vụ hè thu theo kế hoạch. Tiếp tục thực hiện mô hình sản xuất giống cây mỡ bản địa tại xã Tân Pheo.

Sớm tìm hướng mở cho công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng ở xã Hòa Sơn

(HBĐT) - Là một trong những xã của huyện Lương Sơn có địa bàn giáp ranh với Thủ đô Hà Nội, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nhiều năm qua, xã Hòa Sơn đã trở thành điểm đến khá hấp dẫn của các nhà đầu tư. Đến nay, toàn xã có trên 24 dự án được UBND tỉnh phê duyệt đầu tư với tổng nguồn vốn lên tới trên 2.000 tỷ đồng. 16 dự án đã được GPMB, bàn giao cho nhà đầu tư với diện tích 153,7 ha, chiếm 6,43% tổng diện tích tự nhiên của toàn xã. Còn lại 8 dự án với diện tích 80,17 ha trong tình trạng khó GPMB để bàn giao theo quy định.

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường

(HBĐT) - Trong 6 tháng đầu năm 2013, trên địa bàn tỉnh đã không xảy ra vụ việc phức tạp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cơ bản đã thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường. Kết quả đó đã thể hiện hiệu quả cũng như sự cần thiết của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường.

Kiểm tra lĩnh vực đo lường trên địa bàn huyện Lạc Thuỷ

(HBĐT) - Ngày 18/6, đoàn kiển tra của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Sở KH&CN) tổ chức kiểm tra Nhà nước về lĩnh vực đo lường tại Điện lực Lạc Thuỷ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục