Công ty CP gạch ngói Quỳnh Lâm, trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, đảm bảo an toàn cho người lao động.
(HBĐT) - Trong những năm qua, công tác an toàn, vệ sinh lao động, phòng- chống cháy, nổ (ATVSLĐ-PCCN) đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm, chỉ đạo thực hiện. Nhận thức và trách nhiệm của người sử dụng lao động, NLĐ về việc đảm bảo ATVSLĐ, cải thiện điều kiện làm việc ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, công tác ATVSLĐ vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Hiện nay, tỉnh ta đang triển khai các giải pháp tăng cường chủ động phòng- chống cháy, nổ, đảm bảo an toàn tính mạng và sức khoẻ của NLĐ.
Chị Khuất Thị Thuỷ, Phó phòng Việc làm - ATLĐ (Sở LĐ-TB&XH) cho biết: Tỉnh ra hiện có 2.100 cơ sở với tổng số lao động 54.126 người, trong đó, chỉ có 546 số cơ sở SX-KD với 24.567 lao động tham gia báo cáo về tình hình tai nạn lao động. Trong năm 2013, tình hình tai nạn lao động trên địa bàn tỉnh có xu hướng gia tăng. Theo số liệu thống kê của ngành chức năng, trong năm qua, toàn tỉnh xảy ra 13 vụ tai nạn lao động làm 13 người chết, 10 người bị thương gây thiệt hại trên 1,8 tỷ đồng. Các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra không chỉ tập trung trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, xây dựng mà còn xuất hiện trong các lĩnh vực chế biến lâm sản, chế biến kim loại... gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Trong đó, phải kể đến vụ tai nạn lao động tại Công ty TNHH MDF Vinafor- Tân An Hoà Bình tại xã Lạc Thịnh (Yên Thuỷ) làm 2 người chết. Vụ tai nạn lao động tại DN tư nhân Thành Chung, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) làm 2 người chết, 2 người bị thương và vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra tại Công ty CP khoảng sản Kim Bôi, xã Cuối Hạ (Kim Bôi) làm 4 người chết, 2 người bị thương. Theo chị Thuỷ, nguyên nhân chủ yêu dẫn tới tình trạng này là do công tác ATLĐ, VSLĐ chưa được quan tâm đúng mức. Nhận thức của DN và người lao động về công tác ATLĐ, VSLĐ chưa đầy đủ. Đặc biệt, trong năm 2013, trước bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, các DN chỉ quan tâm đến việc duy trì, tìm kiếm việc làm cho người lao động nên DN không thực hiện trách nhiệm đảm bảo AT, VSLĐ, không tổ chức huấn luyện công tác ATVSLĐ cho người lao động... Người lao động chỉ quan tâm đến việc làm, thu nhập mà xem nhẹ các biện pháp đảm bảo ATVSLĐ và PCCN cho bản thân mình. Bên cạnh đó, công tác quản lý Nhà nước về ATVSLĐ và PCCN của các cấp, ngành chưa sâu sát, chưa kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm về ATLĐ và PCCN. Sự phối hợp của các cấp, ngành còn chồng chéo, chưa chặt chẽ.
Thực hiện Công văn số 4925, ngày 11/12/2013 của Bộ LĐ-TB&XH về tăng cường đảm bảo ATLĐ trong quá trình hàn, cắt kim loại; Công văn số 1562, ngày 20/12/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tăng cường công tác PCCN; ATLĐ trong lao động sản xuất, khai thác khoáng sản, Sở LĐ-TB&XH cũng đã có Công văn số 38 về việc đảm bảo ATLĐ, PCCN trong hoạt động SX-KD. Trong đó, chú trọng khắc phục các mặt còn hạn chế, tăng cường chủ động phòng ngừa, giảm thiểu TNLĐ, bệnh nghề nghiệp và PCCN, đảm bảo an toàn tính mạng và sức khỏe cho người lao động. Đối với các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và UBND huyện, thành phố cần tăng cường phối hợp với Sở LĐ-TB&XH trong việc tuyên truyền, tập huấn và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về ATVSLĐ-PCCN. Phối hợp chặt chẽ trong thanh, kiểm tra về ATVSLĐ-PCCN tránh chồng chéo. Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ của mình tập trung thống kê, quản lý và thường xuyên kiểm tra các DN, cơ sở khai thác khoáng sản trên địa bàn; các đối tượng là chủ cơ sở hàn, cắt kim loại hoặc các đơn vị có nguy cơ cao về cháy, nổ. Kiên quyết xử lý các DN, cơ sở, cá nhân khai thác khoáng sản trái phép, vi phạm quy trình, biện pháp ATLĐ trong khai thác. Đối với các DN, cơ sở SX-KD cần tiến hành rà soát, bổ sung và xây dựng các quy trình, biện pháp làm việc ATLĐ; trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, thiết bị an toàn; bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật và thực hiện các chính sách khác cho người lao động theo quy định của pháp luật. Cử người làm công tác ATVSLĐ tại DN theo quy định hiện hành để theo dõi, đôn đốc, giám sát tình hình thực hiện công tác ATVSLĐ tại DN. Tổ chức tuyên truyền, huấn luyện nhằm nâng cao nhận thức cho người lao động. Thực hiện nghiêm túc việc kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ. Thường xuyên tổ chức tự kiểm tra tại DN để chấn chỉnh, phát hiện và xử lý kịp thời các nguy cơ gây TNLĐ, bệnh nghề nghiệp.
(HBĐT) - Ngày 6/2 (tức ngày mồng 7 tháng giêng âm lịch), tại Trường tiểu học Ngọc Lương, huyện Yên Thủy, cán bộ và nhân dân xã Ngọc Lương đã tổ chức “Tết trồng cây” năm 2014.
(HBĐT) - Vào khoảng 14 giờ 40 phút ngày 2/2 (mùng 3 Tết) đã xảy ra vụ cháy tại gia đình ông Khương Xuân Điễng, số nhà 42, tổ 13 A, phường Phương Lâm, TP. Hòa Bình.
(HBĐT) - Những ngày cuối năm, trong cái rét ngọt, chúng tôi trở lại Kim Bôi - một trong những huyện đi đầu trồng rừng kinh tế của tỉnh. Từ năm 2000, huyện Kim Bôi xác định trồng rừng kinh tế là hướng XĐ-GN và bảo vệ môi trường sinh thái của địa phương. Trên những nương đồi cằn cỗi, những dãy núi đá chênh vênh hay những mảnh vườn đất đã bạc màu, nay được thay thế bằng màu xanh của cây rừng trồng. Trồng rừng đang là hướng đi đầy triển vọng của nền kinh tế nông, lâm nghiệp mang lại mùa xuân no ấm cho nhân dân ở vùng đất Mường Động.
(HBĐT) - Ngày 13/12, Phòng TN&MT huyện Lạc Thuỷ phối hợp với Chi cục Môi trường (Sở TN&MT) tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường. Tham gia lớp tập huấn có 215 học viên là cán bộ địa chính, môi trường các xã, thị trấn; trưởng các khu dân cư; đại diện các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, nhà hàng, doanh nghiệp trên địa bàn và các phòng, ban, ngành của huyện.
(HBĐT) - Ngày 16/1/2014, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã ký ban hành Chỉ thị số 01/CT-UBND về việc phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” xuân Giáp Ngọ năm 2014. Nội dung chính như sau:
(HBĐT) - Năm 2014, tỉnh ta phấn đấu trồng mới 7.000 ha rừng phòng hộ, rừng kinh tế. Để hoàn thành kế hoạch trồng rừng ngay từ đầu năm, các địa phương đã chuẩn bị những điều kiện tốt nhất từ cây giống đến hiện trường…sẵn sàng cho 1 vụ trồng rừng thắng lợi.