Miệng hố sụt cách nhà anh Bùi Văn Lưu chưa đầy 20 m.
(HBĐT) - Như tin đã đưa, từ ngày 12/2 đã bất ngờ xuất hiện tượng sụt lún đất tại xóm Khi, xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn). Đến nay, sau nửa tháng, hiện tượng này vẫn tiếp tục diễn ra khiến người dân nơi đây rất hoang mang, lo lắng.
Theo UBND huyện và qua kiểm tra thực tế cho thấy, tại xóm Khi có 2 hố sụt lớn nằm ở ngoài ruộng, đường kính mỗi hố khoảng 10 m, chiều sâu khoảng 8 m, trong đó 1 hố gần đường giao thông liên xóm cách nhà dân khoảng 20 m, đến nay tiếp tục sụt lún rộng ra xung quanh, mở rộng vào phía lòng đường, đường kính miệng hố hiện nay ước khoảng 15 m. Có một vết nứt nằm trong khu dân cư theo hình vòng cung, dài khoảng 250 m, chạy dọc theo đường liên xóm, chiều rộng vết nứt khoảng 3 – 4 cm, diện tích ảnh hưởng của khu vực sụt lún và vết nứt khoảng 4 ha, trong đó, 2 ha đất ruộng và 2 ha đất ở. Thống kê sơ bộ có 11 ngôi nhà của người dân nằm trong khu vực nguy cơ sập đổ bất cứ lúc nào, trong đó có 1 ngôi nhà xây mái bằng đã nghiêng, đe doạ đến tính mạng và tài sản của hộ dân đang sinh sống. Đáng lưu ý, trong các ngày từ 23 - 28/2/2014 gần đã xuất hiện thêm hố sụt số 2 và số 3. Trong đó, hố số 2 gần với hố số 1 và cũng có kích thước tương tự làm tăng mức độ nguy hiểm đối với nhà chị Bùi Thị Đạt trên sườn đồi gần hố sụt. Vẫn chưa hết bàng hoàng, chị Bùi Thị Đạt ở xóm Khi, xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn), 1 hộ gia đình sống chỉ cách chiếc hố chưa đầy 20 m kể lại: Ngay sau khi tình trạng sụt đất xảy ra tại thửa ruộng ngay sát mép đường giao thông liên xóm và chỉ cách ngôi nhà gia đình đang ở chưa đầy 20 m, chúng tôi cũng phát hiện những vết rạn nứt chạy dọc quanh nhà. Càng ngày các vết nứt kéo dài quanh nhà và ra vườn, chúng tôi rất lo sợ. Để tránh nguy hiểm cho mọi thành viên trong gia đình, chúng tôi đã dựng tạm lán cách xa chỗ sụt đất để ở mội người trong nhà ở tạm và chuyển một số vật dụng thiết yếu ra lán.
Do vết nứt có hiện tượng khác thường, mỗi ngày càng rộng và dài thêm lại chưa xác định được nguyên nhân, chính quyền xã đã cắm biển báo nguy hiểm tại khu vực sụt lún, thông báo cấm người dân, các phương tiện cơ giới và gia súc qua lại khu vực nguy hiểm này. Ông Bùi Văn Cành, Trưởng xóm Khi - xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn) cho biết: Ngay sau khi hiện tượng trên xảy ra, chính quyền xã cử người thường xuyên ứng trực tại hiện trường, lập trạm barie nghiêm cấm sản xuất ở khu vực nguy hiểm, di dời người và tài sản đến vị trí an toàn. Hiện tại, người dân nơi đây rất hoang mang, lo lắng không biết lúc nào hiện tượng sụt lún đất sẽ xảy đến với gia đình mình bởi những vết nứt kéo dài có nguy cơ gây đổ và phá hủy nhà rất cao. Được biết, khi hiện tượng này xảy ra, chính quyền xã Ân Nghĩa đã báo cáo lên huyện và UBND huyện Lạc Sơn cùng các cơ quan chuyên môn sau khi tiến hành kiểm tra thực tế đã có công văn hỏa tốc gửi UBND tỉnh. Ngay sau đó đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn cùng lãnh đạo các sở, ngành đã đến kiểm tra thực tế tại điểm sụt lún và động viên các hộ dân bị ảnh hưởng. Đồng thời đề nghị chính quyền địa phương cần tiếp tục kiểm tra, theo dõi diễn biến để chủ động xử lý kịp thời khi có sự cố xảy. Có phương án di dời và có chính sách hỗ trợ kịp thời đối hộ ngay sát hố sụt đã được di rời ra chỗ ở tạm, để người dân yên tâm ổn định cuộc sống. Để xác định được nguyên nhân tình trạng sụt lún và có hướng giải quyết cụ thể sẽ giao cho Sở KH&CN chịu trách nhiệm mời các cơ quan chuyên môn về lĩnh vực địa chất khảo sát, nghiên cứu và có đủ máy móc thiết bị để tổ chức thực hiện, tối đa muộn nhất trong vòng 1 tháng phải có kết luận cụ thể, xây dựng được bản đồ vùng nguy hiểm, chỉ rõ các điểm nguy hiểm và an toàn để ổn định dân cư, tiếp tục sản xuất và xây dựng xây dựng cơ sở hạ tầng.
Trước nguy cơ của hiện tượng sụt đất như trên, Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với (Viện Địa chất - Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam) đã khẩn trương triển khai một số khảo sát nghiên cứu bước đầu nhằm đánh giá nguyên nhân và tìm giải pháp phòng tránh. Theo đó, từ ngày 21/2/2014 đã triển khai khảo sát đánh giá điều kiện Địa chất - kiến tạo bằng các phương pháp địa chất - kiến tạo và một số phương Địa vật lý. Việc đo vẽ các hố sụt và xem xét phân bố các đới phá hủy kiến tạo, phân bố bề mặt các thành tạo địa chất đã được thực hiện bằng các khảo sát địa chất - kiến tạo. Phần xem xét các đối tượng có khả năng liên quan đến hiện tượng sụt đất, nứt đất ngầm trong lòng đất được tiến hành bằng sử dụng các phương pháp địa vật lý. Cho đến nay, đoàn công tác của Viện địa chất đã khảo chi tiết sát địa chất - kiến tạo tại nhiều điểm khu vực sụt đất và lân cận. Đoàn cùng đã đo được 7 tuyến đo địa chấn và 4 tuyến thăm dò điện, cắt qua thung lũng nơi có hố sụt và lân cận. Các kết quả bước đầu cho thấy, khu vực sụt đất và lân cận có một số đới phá hủy đứt gãy chạy qua. Các đới phá hủy ăn sâu vào lòng đất được phản ánh qua kết quả đo địa chấn và thăm dò điện. Trên mặt cắt địa chấn các đới đứt gãy được vẽ bằng các đường đứt quãng màu đen, còn trên mặt cắt điện, chúng được vẽ bằng các đường màu đỏ. Trong vùng thung lũng đất đá tương đối sốp, mềm phản ánh qua tốc độ truyền sóng địa chấn thấp. Bức tranh về phân bố các lớp đất xốp và các đới phá hủy đứt gãy cũng được phản ánh trên các tuyến đo còn lại.
Theo đồng chí Bùi Văn Thắng, Phó Giám đốc Sở KH&CN: Những nhận định trên đây vẫn chưa phải là kết luận mà chỉ mang tính sơ bộ, việc nghiên cứu vẫn đang tiếp tục. Do đó, trước khi có kết luận chính thức của phía cơ quan chuyên môn về nguyên nhân hiện tượng và các giải pháp phòng tránh cụ thể, trước mắt có thể thấy nguy hiểm đối với nhà anh Bùi Văn Lưu, để an toàn nên tạm thời sơ tán đi nơi khác. Các nhà khác bị nứt nhưng mức độ nguy hiểm còn thấp nên cần theo dõi diễn biến liên tục
Đỗ Hà
(HBĐT) – Ngày 6/3, Hội đồng Bồi thường hỗ trợ và tái định cư (BTHT&TĐC) huyện Lạc Sơn, đã tổ chức họp các hộ dân bị ảnh hưởng do thi công QL 12 B, nhằm đối thoại, thông tin về chủ trương, chính sách của Nhà nước trong triển khai dự án cải tạo nâng cấp QL 12 B.
(HBĐT) - Ngày 6/3, Huyện ủy Kim Bôi đã tổ chức hội thảo khoa học cuốn kỷ yếu Đảng bộ huyện qua các kỳ đại hội, giai đoạn 1945 – 2010.
(HBĐT) - Theo Chi cục Kiểm lâm, tính đến ngày 3/3, tỉnh ta là 1/19 tỉnh trên cả nước đã có nhiều ngày không mưa, thời tiết khô hanh kéo dài, có nguy cơ xảy ra cháy rừng cấp cực kỳ nguy hiểm (Cấp V). Theo đó, nếu cháy rừng xảy ra thì hầu hết các kiểu rừng đều dễ bắt lửa với tốc độ lan tràn rất nhanh.
(HBĐT) - Với mong muốn để KDC mãi xanh - sạch - đẹp, hàng ngày không kể mưa nắng chị Đỗ Thị Nhung, chi hội trưởng Chi hội phụ nữ khu 6, thị trấn Mường Khến, (Tân Lạc) đã duy trì tốt hoạt động của tổ phụ nữ tự quản liên tục từ năm 2012 đến nay.
(HBĐT) - Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh, Sở KH-CN, Tỉnh đoàn TNCS Hồ Chí Minh, LĐLĐ tỉnh và Sở GD - ĐT vừa phát động Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Hòa Bình lần thứ V (2014-2015). Hội thi nhắm mục đích đẩy mạnh phong trào lao động sáng tạo của toàn dân trong các lĩnh vực KHKT, thúc đẩy việc áp dụng có hiệu quả các giải pháp kỹ thuật vào sản xuất, đời sống, góp phần phát triển KT-XH, thực hiện CNH,HĐH đất nước.
(HBĐT) - Năm 2014, huyện Lạc Thuỷ đặt kế hoạch trồng mới 860 ha rừng, bảo vệ 19.600 ha rừng, nâng độ che phủ rừng lên 57%.