Máy nghiền, bể lọc tinh bột sắn và dong riềng ở xóm Phú Châu, xã Phú Minh (Kỳ Sơn) đều đặt ở đầu nguồn nước gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Máy nghiền, bể lọc tinh bột sắn và dong riềng ở xóm Phú Châu, xã Phú Minh (Kỳ Sơn) đều đặt ở đầu nguồn nước gây ô nhiễm nghiêm trọng.

(HBĐT) - Mặc dù đã qua vụ thu hoạch, chế biến tinh bột sắn và dong riềng hơn 1 tháng, nhưng mới đến đầu xóm Bu Chằm, một trong 3 xóm vùng đồi núi của xã Phú Minh (Kỳ Sơn) đã có cảm giác khó chị. Mùi hăng hắc, thum thủm bốc lên khi vào đến Phú Châu, một xóm được coi là trung tâm trồng và chế biến tinh bột sắn, dong riềng của Phú Minh.

 

Nằm ở vị trí cao nhất nên xóm Phú Châu là vùng đầu nguồn nước của xã Phú Minh. Cả xóm có trên 30 hộ, hơn 10 năm qua đã có trên 10 hộ ở đây đầu tư thiết bị, máy móc để chế biến tinh bột sắn và dong riềng. Nghề chế biến nông sản đã thu hút hàng trăm lao động tham gia góp phần tiêu thụ nông sản tại chỗ, mang lại thu nhập và đời sống kinh tế cao cho người dân. Theo đó,  HTX Miến dong Tiến Phú đã được thành lập và sản phẩm của họ đã có chỗ đứng khá vững vàng trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Nhưng kéo theo đó là sự ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng mà người dân phải hứng chịu những hậu quả do mình gây ra, bởi quá trình chế biến tinh bột, thành phần nước thải từ bóc vỏ, rửa củ, băm nhỏ  lắng lọc và các chất tẩy rửa hóa học qua quá trình phân hủy tạo ra những mùi hôi thối nồng nặc. Đây thực sự là vấn đề nhức nhối mà kéo theo nó là những hệ lụy ảnh hưởng không chỉ đến hoạt động sản xuất mà còn tổn hại đến sức khỏe người dân trước mắt cũng như lâu dài.

 

Sở dĩ tại Phú Châu tồn tại tình trạng trên  là do việc sản xuất vẫn còn xen kẽ trong KDC, chăn nuôi và sản xuất lẫn lộn. Do đặc thù của sản xuất và chế biến nông sản là lượng nước thải, bã thải quá nhiều khiến hệ thống tiêu thoát không đáp ứng kịp, gây tình trạng ứ đọng, tắc cục bộ. Đặc biệt, các hộ chế biến tinh bột sắn, dong riềng đều đặt máy móc ngay sát bờ ao, bờ suối để tận dụng nguồn nước và quá trình sản xuất lại xả thải trực tiếp vào các nguồn nước này cùng môi trường xung quanh. Bên cạnh đó, công nghệ sản xuất hầu hết sử dụng các máy móc trang thiết bị cũ, không đồng bộ, lượng chất thải lớn và không có phương tiện giảm thiểu, xử lý các chất ô nhiễm. Liền kề với xóm Phú Châu, các hộ dân xóm Bu Chằm đều hết sức bức xúc vì nước thải, hóa chất từ chế biến nông sản tràn xuống 2 dòng suối Đồng Chanh, Tạng Tháy, Cò Ke dồn về bai thủy lợi Quạn Cả thẩm thấu vào giếng, ao nên gây khó khăn về nguồn nước sinh hoạt, ăn uống hàng ngày. Nhiều hộ nuôi thủy sản cũng thất thu vì cá chậm lớn. Nguồn nước, không khí bị ô nhiễm còn là nguyên nhân phát sinh các loại bệnh về hô hấp, ngoài da, nhất là với người già và trẻ em. Hàng năm, người dân xã Phú Minh sớm mong đến mùa mưa, khi lũ tràn về cuốn trôi theo rác thải, nước thải, hóa chất ở các dòng suối, lúc đó, đời sống mới có phần dễ chịu hơn.

 

Lãnh đạo UBND xã Phú Minh cũng thừa nhận tình trạng ô nhiễm môi trường từ sản xuất nông sản tại xóm Phú Châu gây ra đang ở mức nghiêm trọng. Thực tế cho thấy, để giảm thiểu ô nhiễm môi trường cần phải đa dạng hóa công tác truyền thông môi trường nhằm thay đổi nhận thức, thói quen, tập quán sản xuất, sinh hoạt của người dân tại các hộ SX-KD. Có những giải pháp đồng bộ, toàn diện để hướng tới phát triển bền vững, phát triển đi đôi với BVMT. Theo đó cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chất thải đáp ứng các tiêu chuẩn BVMT. Thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường. Đưa nội dung BVMT vào CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và thực hiện chương trình XDNTM. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ, chuyển giao công nghệ sạch, công nghệ xử lý chất thải cho các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ theo hướng vận hành đơn giản, ổn định, tiết kiệm chi phí và xử lý ô nhiễm môi trường đạt hiệu quả. Môi trường với mục tiêu 70% dân cư được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia; các cơ sở SX-KD đạt tiêu chuẩn về môi trường; không có hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh - sạch - đẹp; chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định... là 1/19 tiêu chí XDNTN.

 

Tuy nhiên sẽ rất khó có thể xây dựng thành công NTM nếu không kịp thời quan tâm gắn sản xuất với BVMT, đó thực sự là vấn đề đặt ra với cấp ủy, chính quyền và người dân xã Phú Minh.

 

 

                                                                                    Đ.P

 

Các tin khác

Quang cảnh hội thảo.
Ký cam kết đảm bảo ATVSLĐ-PCCN giữa các đơn vị, doanh nghiệp và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Cao Phong.
Hiện trường khu đất bị sụt lún.
Cán bộ Trạm BVTV huyện Kim Bôi thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để đảm bảo chất lượng công tác dự tính dự báo sâu bệnh hại lúa chiêm xuân (Ảnh: kiểm tra đồng ruộng trên địa bàn xã Vĩnh Đồng).

Hoạt động hưởng ứng tuần lễ quốc gia ATVSLĐ-PCCN

(HBĐT) - Sáng 18/3, UBND huyện Kỳ Sơn tổ chức lễ phát động hưởng ứng tuần lễ quốc gia ATVSLĐ-PCCN lần thứ 16 năm 2014.

Chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng

(HBĐT) - Những năm gần đây, công tác bảo vệ, phòng cháy - chữa cháy rừng luôn được BQL Khu BTTN Thượng Tiến (Kim Bôi) thực hiện có hiệu quả, nhất là mùa khô năm nay thời tiết hanh khô kéo dài, do đó công tác bảo vệ, phòng - chống cháy rừng luôn là vấn đề quan trọng, cấp bách được BQL Khu BTTN Thượng Tiến, cấp ủy, chính quyền các xã có rừng đặc biệt quan tâm, tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng cháy rừng.

Phân bổ 13 tỉ đồng hỗ trợ di dân ĐCĐC cho xóm Mừng

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa có Quyết định 161/QĐ-UBND về hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư cho xóm Mừng, xã Xuân Phong, Cao Phong với số tiền 13 tỉ đồng.

Báo động tình trạng cam Trung Quốc "đội lốt" cam Cao Phong

(HBĐT) - Đối với huyện Cao Phong, cam, quýt là cây trồng cho sản lượng, năng suất và chất lượng cao, giá cả cao hơn hẳn các loại cam nhập khẩu từ Trung Quốc bán ra trên thị trường. Đang trong thời điểm cuối vụ, một số hộ kinh doanh dọc tuyến Quốc lộ 6 đoạn từ thị trấn Cao Phong đến xã Thu Phong đã nhập cam, quýt xuất xứ Trung Quốc trà trộn vào cam, quýt sản xuất tại Cao Phong gây ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu sản phẩm địa phương.

Cao Phong chuyển 120 ha đất cấy lúa sang trồng mía

(HBĐT) - Vụ xuân 2014, huyện Cao Phong có kế hoạch gieo cấy 500 ha lúa, nhưng do một số diện tích lúa không đảm bảo nước tưới nông dân đã chủ động chuyển 120 ha sang trồng cây mía có giá trị kinh tế cao; trong đó xã Dũng Phong 70 ha, Nam Phong 10 ha, Tân Phong 10 ha, Tây Phong 10 ha, các xã còn lại 20 ha.

Nguyên nhân sụt đất ở xóm Khi có thể do khai thác than

(HBĐT) - Hiện tượng sụt đất, nứt đất bất thường xảy ra tại xóm Khi khiến người dân rất hoang mang lo sợ. Hiện nay, chính quyền và cơ quan chuyên môn đang theo dõi sát tình hình, khảo sát, nghiên cứu nhằm sớm đưa ra kết luận chính thức để chấn an tư tưởng và triển khai những biện pháp bảo đảm an toàn cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục