Nông dân xóm Nà Cụt, xã Nà Phòn (Mai Châu) phải gánh nước tưới ngô.
(HBĐT) - Tháng 3, những ruộng bậc thang ở xã Nà Phòn (Mai Châu) đất khô nứt nẻ, dòng suối cạn khô đáy, đôi vai người nông dân oằn nặng gánh nước tưới từng gốc lạc, gốc ngô. Từ tháng 10/2013 đến nay, Nà Phòn không mưa, nguồn nước từ các mó nước, giếng nước cũng đã dần cạn kiệt. Chưa bao giờ Nà Phòn phải chống chọi với “cơn khát” ác liệt như bây giờ!
Tiếp chúng tôi ở trụ sở UBND xã, đồng chí Khà Văn Nhút, Phó Bí thư TT Đảng ủy xã phân trần: Nguồn nước tự chảy cung cấp cho trụ sở UBND xã đã cạn kiệt. Giếng nước của các hộ dân quanh đây cũng cạn trơ đáy. Sáng nay, cán bộ xã phải chở từ nhà xuống 1 can 20 l nước để đun nước uống nhưng chỉ đủ dùng trong một buổi sáng, đến chiều thì hết!. Vừa nói anh, vừa liếc nhìn bộ ấm chén uống nước được xếp gọn vào góc bàn. Không có chén trà để mở đầu câu chuyện. Đó là lát cắt đầu tiên trong bức tranh mùa khát ở Nà Phòn đang bắt đầu hiện ra trước mắt chúng tôi.
Dẫn tôi đi qua những ruộng bị bỏ hoang trở thành bãi chăn thả trâu của xóm Nhót, đồng chí Phó Bí thư TT Đảng ủy xã cho biết: “Không có đủ nước tưới, nhiều diện tích cấy lúa bị bỏ hoang trở thành bãi thả trâu. Nhưng thiếu nước, đất khô nứt nẻ, chẳng có cỏ nào mọc được. Đàn trâu vì thế mà con nào con đấy cũng gầy trơ xương.
Xã Nà Phòn có 5 xóm, tổng số 399 hộ với gần 1700 khẩu. Đời sống của bà con chủ yếu là trông vào sản xuất nông nghiệp. Việc thiếu nước đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sản xuất nông nghiệp của bà con nơi đây.
Từ thị trấn Mai Châu đi dọc theo con đường liên xã Nà Phòn Nà Mèo thì chỉ có các thửa ruộng thấp bên phía tay trái, có hệ thống kênh mương dẫn nước, có nước là cấy được lúa còn đa phần các thửa ruộng ở phía bên tay phải ở vị trí chân đồi là bỏ hoang, nứt nẻ. Qua xóm Nhót, đến Nà Cụt, Nà Thia rồi Piềng Phung đâu đâu cũng thấy cảnh ruộng bỏ hoang.
Qua những khúc cua ngược dốc, trước mắt chúng tôi là cánh đồng xóm Nà Cụt. Tấp nập trên cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gánh nước tưới ngô. Người quang gánh, người ô doa cặm cụi trên những thửa ruộng đất khô trắng. Tại đây, chúng tôi gặp đồng chí Khà Văn Xiền, Bí thư chi bộ xóm Nà Cụt. Nói về tình hình thiếu nước tại đây, đồng chí Xiền cho biết: Tổng diện tích vụ xuân hè năm 2014 của toàn xóm gần 6 ha nhưng có đến hơn 4 ha thiếu nước tưới. Do vậy, bà con đã phải chuyển từ cấy lúa sang trồng ngô. Bây giờ cây ngô còn nhỏ nên chiều nào bà con cũng phải tưới. Trồng ngô kiểu gánh nước tưới như tưới rau thế này nên năng suất cũng không ăn thua nhưng không có nghề phụ, chẳng lẽ để ruộng hoang nên bà con phải cố khắc phục chứ biết làm sao!. Tìm hiểu về hệ thống kênh mương thủy lợi tại đây thì được đồng chí Bí thư Chi bộ cho biết: chỗ thì không có, chỗ đã xuống cấp không sử dụng được và điều đáng ngại hơn cả là suốt từ tháng 10 năm ngoái đến giờ, ở đây không có một giọt mưa nào. Tình hình thiếu nước tại Nà Phòn ngày càng nghiêm trọng!
Biết chúng tôi đang tìm hiểu về vấn đề thiếu nước tưới, bà Khà Thị Hạ (xóm Nà Cụt) than vãn: Không có nước, không gieo cấy được lúa, nhưng trồng ngô hay trồng lạc thì cũng vẫn phải tưới. ở các thửa ruộng ven chân đồi hoặc gần nhà thì nhà tôi dẫn nước tự chảy ra tưới. Còn các ruộng ở giữa đồng như thế này, phải gánh nước từ các vũng nước quanh cánh đồng về tưới. Mất công lắm!
Ở các ruộng cạn, bà con phải gánh nước tưới ngô còn ở các thửa ruộng thấp hơn cấy được lúa, nguồn nước quý được phân phối, tận dụng hết mức. Thiếu nước, rất nhiều hộ gia đình đã phải túc trực, thức đêm để dẫn nước về ruộng.
Đất khát người khát! Đó là một thực tế đáng ngại đang diễn ra ở Nà Phòn. Khi những thửa ruộng khô nứt nẻ, đó cũng là lúc giếng nước của các hộ gia đình cạn trơ đáy. Các hộ gia đình phải san sẻ từng can nước ăn còn tắm rửa, giặt giũ, tận dụng những con mương, dòng suối còn lại chút nước.
Đồng chí Lò Văn Dũng, Chủ tịch UBND xã trăn trở: Khoảng 5 năm lại đây, tình trạng thiếu nước ở Nà Phòn ngày càng gay gắt. Theo số liệu thống kê, thì toàn xã có đến trên 50% diện tích canh tác thiếu nước. Một phần trong số đó đã phải bỏ hoang. Việc thiếu nước đang ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp của bà con. Thực tế này rất cần sự quan tâm, tháo gỡ của chính quyền các cấp, ngành liên quan.
Dương Liễu
(HBĐT) - Vụ chiêm xuân năm 2014, huyện Yên Thủy đã gieo trồng được trên 7.400 ha cây hoa màu các loại, trong đó diện tích lúa gần 500 ha, ngô trên 1.400 ha. Diện tích cây màu như khoai sọ, khoai lang, sắn 1.300 ha; lạc, đậu tương gần 2.900 ha.
(HBĐT) - Ngày 24/3, Hội ND tỉnh phối hợp với Hội ND huyện Lạc Thủy, UBND 2 xã Đồng Tâm, Khoan Dụ và đại diện người dân địa phương tổ chức lễ ký kết mô hình đồng thuận xây dựng Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) tại thôn Đồng Riệc của xã Đồng Tâm và xây dựng nghĩa trang tại thôn Rộc Trụ 1, thôn Rộc trụ 2 của xã Khoan Dụ.
(HBĐT) - Sở Công Thương vừa ban hành công văn số 179/SCT – QLĐN về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2014. Theo đó, Giờ Trái đất năm 2014 sẽ diễn ra từ 20h30” – 21h30” ngày 29/3.
(HBĐT) - Mặc dù đã qua vụ thu hoạch, chế biến tinh bột sắn và dong riềng hơn 1 tháng, nhưng mới đến đầu xóm Bu Chằm, một trong 3 xóm vùng đồi núi của xã Phú Minh (Kỳ Sơn) đã có cảm giác khó chị. Mùi hăng hắc, thum thủm bốc lên khi vào đến Phú Châu, một xóm được coi là trung tâm trồng và chế biến tinh bột sắn, dong riềng của Phú Minh.
(HBĐT) - Ngày 20/3, Sở KH&CN đã tổ chức hội thảo công tác thông tin tuyên truyền KH&CN năm 2014. Đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đoàn thể, Phòng Kinh tế hạ tầng các huyện, thành phố tham dự hội thảo.
(HBĐT) - Sáng 20/3, huyện Cao Phong đã tổ chức lễ phát động hưởng ứng tuần lễ quốc gia ATVSLĐ-PCCN lần thứ 16 năm 2014.