Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra thực tế tại xưởng sản xuất của Công ty CP y dược và đầu tư thương mại Sông Đà.
(HBĐT) - Ngày 1/4, Đoàn kiểm tra liên ngành gồm các phòng chức năng của Sở LĐ-TB&XH, Công an tỉnh, Sở Công thương, LĐLĐ tỉnh đã tiến hành kiểm tra công tác ATVSLĐ- PCCN tại Công ty CP y dược và đầu tư thương mại Sông Đà và Công ty CP mía đường Hòa Bình (TPHB).
Đoàn tập trung kiểm tra một số nội dung chính, gồm: các loại báo cáo định kỳ về tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, công tác bảo hộ lao động; tình hình thực hiện hợp đồng lao động; công tác ATVSLĐ, an toàn PCCC, phòng nổ và kiểm tra thực tế việc thực hiện các quy định đảm bảo an toàn PCCC trong việc quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, các thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt; việc bảo quản, bố trí, sắp xếp vật tư, hàng hoá, chất cháy tại cơ sở; việc niêm yết các quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về PCCC, thoát nạn…
Kết luận buổi kiểm tra, Đoàn đánh giá các đơn vị đã có thức chấp hành những quy định pháp luật có liên quan đến công tác ATVSLĐ- PCCN. Bên cạnh đó, Đoàn chỉ ra một số hạn chế và yêu cầu Công ty CP y dược và đầu tư thương mại Sông Đà phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về công tác bảo hộ lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và sự cố nghiêm trọng; tổ chức huấn luyện cho người sử dụng lao động và người lao động về công tác ATVSLĐ theo quy định mới; cần kiểm định và khai báo việc sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ. Đối với Công ty CP mía đường Hoà Bình, do chưa cập nhật được hết các văn bản của Nhà nước nên thực hiện chưa đầy đủ các nội dung công tác ATVSLĐ-PCCN. Đoàn yêu cầu Công ty thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ; đo kiểm tra môi trường lao động; thực hiện chế độ bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật cho người lao động; định kỳ kiểm tra các thiết bị PCCC…
PV
(HBĐT) - Tháng 3, những ruộng bậc thang ở xã Nà Phòn (Mai Châu) đất khô nứt nẻ, dòng suối cạn khô đáy, đôi vai người nông dân oằn nặng gánh nước tưới từng gốc lạc, gốc ngô. Từ tháng 10/2013 đến nay, Nà Phòn không mưa, nguồn nước từ các mó nước, giếng nước cũng đã dần cạn kiệt. Chưa bao giờ Nà Phòn phải chống chọi với “cơn khát” ác liệt như bây giờ!
(HBĐT) - Ngày 27/3, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức hội thảo nhằm đánh giá kết quả đạt được trong năm thứ nhất xây dựng mô hình đồng thuận giữa chính quyền và người dân trong quy hoạch và quản lý sử dụng đất (gọi tắt là mô hình đồng thuận). Đây là chương trình thuộc dự án “Thúc đẩy thực hiện tham gia và đồng thuận trong quản lý, thực thi chính sách về đất tại tỉnh Hoà Bình trong 3 năm 2013 – 2015” do tổ chức OXFAM tài trợ.
(HBĐT) - Với 38.659,44 ha đất lâm nghiệp, trong đó có hơn 29.500 ha đất có rừng, nhờ nâng cao công tác quản lý và bảo vệ, diện tích rừng trên địa bàn huyện Tân Lạc được giữ vững, phát triển ổn định, góp phần tăng độ che phủ rừng lên 51,8%.
(HBĐT) - Ngày 21/10/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định 91/2009/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải (KDVT) bằng xe ô tô và có hiệu lực thi hành từ ngày 15/12/2009. Theo đó, các đơn vị KDVT hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, xe buýt, KDVT hành khách theo hợp đồng, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, KDVT hàng hóa bằng container phải lắp đặt và duy trì tình trạng kỹ thuật tốt của thiết bị giám sát hành trình (TBGSHT) của xe. Theo lộ trình, đầu năm 2012, tỉnh ta đã hoàn thành việc lắp đặt TBGSHT cho trên 300 đầu xe, của 6 doanh nghiệp và 8 HTX theo đúng quy chuẩn và toàn bộ đã được cơ quan đăng kiểm, kiểm định theo quy định, đạt 100%.
(HBĐT) - Sau hơn 1 tháng nghiên cứu về hiện tượng sụt đất tại xóm Khi xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, ngày 23/3 Sở KH&CN phối hợp với Viện địa chất - Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, UBND huyện Lạc Sơn đã tổ chức báo cáo sơ bộ Đề tài khảo sát dự báo khoanh vùng nguy cơ sụt đất tại xóm Khi và đề xuất các giải pháp phòng tránh.
(HBĐT) - Vụ chiêm xuân năm 2014, huyện Yên Thủy đã gieo trồng được trên 7.400 ha cây hoa màu các loại, trong đó diện tích lúa gần 500 ha, ngô trên 1.400 ha. Diện tích cây màu như khoai sọ, khoai lang, sắn 1.300 ha; lạc, đậu tương gần 2.900 ha.