Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh cập nhật mây vệ tinh, bản đồ số trị trên mạng internet phục vụ công tác dự báo, thu nhận thông tin thời tiết khu vực.
(HBĐT) - Mùa mưa bão năm nay được nhận định đến sớm hơn năm 2013. Những hiện tượng bất thường của thời tiết vào thời điểm chuyển giao mùa, lũ quét, sạt lở, mưa lớn kéo dài ở chính vụ… là những lưu ý để người dân có thể chủ động đề phòng trong mùa mưa bão.
Từ đầu tháng 4 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 3 đợt mưa xảy ra liên tiếp, lượng mưa bình quân đo được ở các huyện, thành phố dao động từ 15mm – 30mm. Đợt mưa gần đây nhất vào sáng ngày 7/4 với diện phổ biến toàn tỉnh, lượng mưa đo được ở huyện Lạc Thủy 29mm, Lạc Sơn 31mm, Kim Bôi 15mm… Mưa thường xảy ra về đêm đến sáng có kèm theo dông, sấm, sét. Do dải hội tụ nhiệt đới trong đới gió tăng trên cao dẫn đến mưa có hệ thống, hoạt động chu kỳ thường kéo dài 3 - 5 ngày. Tuy nhiên, đây là hiện tượng mưa dông, lốc đầu mùa hoàn toàn bình thường, xảy ra gần như trên toàn khu vực, không trái với quy luật thay đổi khí hậu từ đông sang hè.
Theo ông Vũ Hồng Quân – Phó Giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh, trong khoảng tháng 4 cho đến nửa đầu tháng 5, người dân cần đề phòng hiện tượng dông, lốc, mưa đá kèm gió mạnh. Hiện tượng này năm nào cũng có, thường xảy ra nhất ở các huyện Mai Châu, Kim Bôi và thành phố Hòa Bình. Thời gian tiếp theo cho đến hết tháng 6 sẽ xảy ra mưa lớn kèm gió mạnh thường xuất hiện sau các đợt nắng nóng cực điểm. Từ tháng 7, tháng 8 trở đi, hiện tượng mưa ổn định hơn, xảy ra dông nhẹ, kéo dài. Theo quy luật của khu vực tỉnh ta, mùa mưa bão kéo dài đến tháng 10 và mùa mưa bão năm nay được nhận định phù hợp với biến động nhiều năm.
Dự báo ở mùa mưa bão này, địa bàn tỉnh ta chịu ảnh hưởng của từ 2 – 3 đợt bão, số lượng cơn bão khoảng 8 – 10 cơn (chỉ bằng một nửa so với năm 2013). Bên cạnh đó, cần lường tránh những nguy cơ tiềm ẩn của mưa lớn sau bão, không loại trừ có cả mưa đá diện rộng, hạt đá có đường kính và mật độ lớn hơn so với nhiều năm. Thêm một lưu ý nữa là trong phạm vi công trình thủy điện Hòa Bình, khả năng phóng điện tự nhiên, hiện tượng xung điện sẽ dễ xảy ra hơn, tốc độ truyền nhanh hơn dẫn đến hiện tượng sét xảy ra khá nhiều. Vì vậy, người dân cần chủ động phương án tránh mưa dông, tìm nơi trú an toàn, không trú mưa bão ở dưới gốc cây, luồng điện, dòng điện.
Trong những tháng mùa mưa, tổng lượng mưa trung bình hàng năm đo được từ 1.500mm – 1.800mm. Tháng 7 – 8 sẽ đón nhận lượng mưa ngày lớn nhất do ảnh hưởng hậu bão kết hợp không khí lạnh từ phía Bắc tràn xuống có tranh chấp hội tụ gió. Nhiệt độ nắng nóng mùa hè này dự báo cao điểm ở nửa đầu tháng 6 (từ 40 – 41 độ C).
Hiện tại toàn tỉnh có 5 trạm đo đạc cơ bản về khí tượng thủy văn phân bố ở thành phố Hòa Bình, huyện Mai Châu, Kim Bôi, Lạc Sơn và trạm Chi Nê (Lạc Thủy). Hàng ngày, các trạm thực hiện công tác đo đạc, cung cấp số liệu để Trung tâm KTTV cập nhật, làm thành bản tin phát trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là cung cấp những bản tin thời tiết nguy hiểm để người dân kịp thời nắm bắt thông tin. Từ ngày 15/5 cho đến hết tháng 10, các trạm và Trung tâm KTTV triển khai trực bão lũ 24/24 giờ cung cấp bản tin, số liệu cho Tỉnh ủy, UBND, Ban chỉ huy TKCN & PCLB của tỉnh và các ngành liên quan với định kỳ 2 lần/ ngày đối với bản tin bão áp thấp nhiệt đới, 1 lần/ngày với bản tin thường.
Ông Vũ Hồng Quân – Phó Giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn khuyến cáo thêm: Tùy vào từng thời điểm sẽ có những diễn biến thời tiết không theo quy luật, quy mô nhỏ thêm vào đó là tình hình biến đổi khí hậu nên nhiều khi không thể dự báo được mà chỉ có thể đưa ra cảnh báo về thời tiết để người dân chủ động phòng tránh, giảm nhẹ mức độ thiệt hại của mưa bão, thiên tai.
Bùi Minh
(HBĐT) - Ngày 8/4, tại thôn Nèo, xã Sơn Thuỷ (Kim Bôi), UBND huyện Kim Bôi đã tổ chức Lễ phát động Tháng toàn dân tham gia chiến dịch làm giao thông - thuỷ lợi đợt I năm 2014.
(HBĐT) - Là huyện có địa bàn giáp ranh với Thủ đô Hà Nội, được xác định là vùng động lực của tỉnh với nguồn tài nguyên khá dồi dào, chất lượng nguồn nhân lực từng bước được nâng cao, huyện Lương Sơn là địa phương đứng đầu toàn tỉnh về thu hút đầu tư.
(HBĐT) - Vừa qua, ngành GD&ĐT Hoà Bình lần đầu tham dự cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm 2014, khu vực phía Bắc do Bộ GD&ĐT tổ chức. Cuộc thi thu hút 166 dự án thuộc 15 lĩnh vực và 7 nhóm lĩnh vực (370 học sinh của 30 tỉnh, thành, đơn vị).
(HBĐT) - Chi cục Bảo vệ thực vật vừa có Công văn số 68 ngày 3/4/2014 gửi các huyện, thành phố về việc phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa, nêu rõ: Bệnh đạo ôn hại lúa đã xuất hiện từ cuối tháng 3, trên các vùng ổ bệnh cũ, giống nhiễm (BC15, Khang dân, nếp, Q5, tẻ thơm), giai đoạn cuối đẻ nhánh - đứng cái, tỷ lệ bệnh phổ biến 1-3% số lá, cao 7-10% số lá (thành phố Hoà Bình, huyện Lạc Sơn), cá biệt có ruộng đã bị lụi từng chòm như trên địa bàn xã Chí Đạo, huyện Lạc Sơn.
(HBĐT) - Với chiều dài gần 40 km, tỉnh lộ 436 là huyết mạch giao thông của các xã: Phong Phú, Địch Giáo, Quy Mỹ, Do Nhân, Lỗ Sơn, Gia Mô (Tân Lạc) và Phú Lương, Chí Thiện, Chí Đạo, Định Cư, Hương Nhượng (Lạc Sơn). Năm 2011, công trình được đầu tư cải tạo, nâng cấp trong niềm vui lớn của dân cư trên địa bàn. Tuy nhiên, do kinh phí eo hẹp nên phải mất gần 2 năm thi công dự án mới hoàn thành và đưa vào sử dụng.
(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 159 tổ BVTV liên xã, cụm xã được thành lập, đi vào hoạt động và cung cấp dịch vụ, trong đó, có 37 tổ thành lập mới. Qua kiểm tra, đánh giá, số tổ hoạt động hiệu quả, có quỹ hoạt động và bắt đầu có thu nhập, chiếm 60%, số tổ thường xuyên hoạt động, có sổ sách theo dõi và cập nhật tình hình bệnh hại chiếm 58%.