Trưởng thành châu chấu mía: con đực (bên trái), con cái (bên phải).

Trưởng thành châu chấu mía: con đực (bên trái), con cái (bên phải).

(HBĐT) - Châu chấu mía (H. tonkinensis) là loài sâu hại nguy hiểm đối với cả cây trồng nông nghiệp (lúa, mía, ngô) lẫn cây lâm nghiệp (luồng, lành hanh). Tại tỉnh ta, hiện nay châu chấu mía bắt đầu nở và gây hại diện hẹp trên luồng, lành hanh tại các khu vực hại cũ với mật độ khá cao. “Để ngăn chặn hiệu quả mức độ lây lan và gây hại của châu chấu mía, vấn đề mấu chốt là phải phát hiện sớm và phòng trừ ngay từ khi trứng mới nở” - đồõng chí Nguyễn Hồng Yến, Chi cục phó Chi cục BVTV nhấn mạnh.

 

Châu chấu mía được coi là loài sâu hại nguy hiểm, ký chủ của chúng gồm hơn 20 loài thuộc họ tre, trúc và họ hòa thảo. Đặc tính gây hại của loài châu chấu này khi còn nhỏ là sống quần tụ trong phạm vi hẹp, tuổi lớn sức gây hại tăng và lan rộng dần, đặc biệt là từ tuổi 6 và châu chấu trưởng thành di chuyển mạnh, nhiều khi thành từng đàn lớn tấn công cây trồng nông nghiệp (thường từ giữa tháng 5 trở đi). Kết quả điều tra phát hiện sâu bệnh hại của Chi cục BVTV và Trạm BVTV các huyện Kỳ Sơn, Lương Sơn cho thấy, hiện nay, châu chấu mía bắt đầu nở và gây hại diện hẹp trên luồng, lành hanh tại các khu vực hại cũ với mật độ khá cao, phổ biến 200-500 con/ổồ, có nơi hàng nghìn con/ổ như tại xã Yên Quang (Kỳ Sơn), hiện tại châu chấu phổ biến tuổi 1 và đang tiếp tục nở. Với cơ cấu gieo cấy lúa 2 vụ/năm như ở tỉnh ta hiện nay, nếu không xử lý châu chấu mía ngay từ giai đoạn ấu trùng mà để đến lúc trưởng thành xâm nhập gây hại cho diện tích lúa mùa sớm mới cấy (cuối tháng 6, đầu tháng 7), thiệt hại do chúng gây ra trên lúa sẽ là rất lớn. Loài này có thể gây thiệt hại lớn cho sản xuất lúa, có thể làm tổn thất tới 65,84% năng suất lúa nếu chúng gây hại ở giai đoạn trỗ bông, phơi màu hay tới 72,84% năng suất nếu bị gây hại ngay từ giai đoạn đẻ nhánh.

 

Đồng chí Nguyễn Hồng Yến, Chi cục Phó Chi cục BVTV cho biết: Quy trình được khuyến cáo áp dụng phòng trừ châu chấu mía H.tonkinensis tại tỉnh và các tỉnh miền núi phía Bắc có cùng điều kiện sinh thái gồm 4 bước, trong đó, bước quan trọng nhất quyết định hiệu quả thực hiện quy trình là thực hiện phòng trừ sớm ngay từ khi trứng mới nở. Cụ thể, từ ngày 15/3 - 15/5 cần kiểm tra 1 tuần/lần ở những vị trí đẻ trứng, đào và thu ổ trứng về bảo quản trong khay đất vừa đủ ẩm để quan sát phát dục của phôi trứng, dự báo thời điểm nở trứng. Khi phát hiện trứng nở, xử lý các ổ ấu trùng châu chấu càng sớm càng tốt. Nếu thời tiết thuận lợi, tốt nhất sử dụng các chế phẩm sinh học (B.bassiana hay M. anisopliae) để phun trừ. Trường hợp thời tiết không thuận lợi (khô hay quá nóng) hay không chuẩn bị được chế phẩm sinh học thì sử dụng thuốc hóa học vị độc, tiếp xúc (Notan 2,8EC, Nibas 50ND hoặc những thuốc cùng hoạt chất) để xử lý, phun tập trung tại các ổ châu chấu, không phun tràn lan. Sau đó, từ giữa tháng 5 trở đi, trong trường hợp không xử lý hết các ổ ấu trùng hoặc xử lý chưa hiệu quả cần tiếp tục theo dõi sự di chuyển của đàn châu chấu và áp dụng các biện pháp: vợt bắt vào các buổi chiều mát, khi châu chấu đã ăn no, ít hoạt động; sử dụng nhóm thuốc hóa học đã nêu trên xử lý những diện tích có mật độ cao trên 10 con/m2 bằng cách phun bao vây từ ngoài vào trong. Kết thúc thời gian di chuyển cũng là thời điểm kết thúc chu kỳ gây hại trong năm của châu chấu mía H. tonkinensis.

 

 

                                                                                    Thu Trang

 

Các tin khác

Nắng nóng tiếp tục xảy ra trên diện rộng. Ảnh minh họa.
Ngầm tràn suối Bản, xóm Lãi, xã Tây Phong (Cao Phong) là một trong những ngầm tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông trong mùa mưa bão.
Từ Chương trình 167 và được dòng họ, cộng đồng giúp đỡ, đến nay, hộ nghèo ở xã Độc Lập (Kỳ Sơn) đã cơ bản xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Quang cảnh hội nghị.

Toàn tỉnh có trên 1.500 ha lúa bị nhiễm rầy

(HBĐT) - Từ ngày 5-8/5, Chi cục Bảo vệ thực vật – Sở NN&PTNT đã đi kiểm tra tình hình sản xuất lúa chiêm xuân 2014 tại các huyện Kim Bôi, Lương Sơn, Tân Lạc, Lạc Thủy, Lạc Sơn, Kỳ Sơn và thành phố Hòa Bình. Đây là thời điểm các địa phương đang tập trung thực hiện công tác phòng trừ rầy hại lúa. Được biết, đến ngày 8/5, toàn tỉnh đã có khoảng 1.550 ha lúa bị nhiễm rầy, trong đó nhiễm nhẹ khoảng 1.100 ha, nhiễm trung bình 350 ha, nhiễm nặng và gây cháy từng chòm khoảng 115ha.

Huy động sức dân làm giao thông - thủy lợi

(HBĐT) - Tháng 4 vừa qua được UBND huyện Kim Bôi xác định là tháng chiến dịch toàn dân làm giao thông - thủy lợi đợt I. Theo đó, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tích cực huy động sức dân để thực hiện chiến dịch đảm bảo tiến độ, khối lượng công việc đề ra.

Trường tiểu học Kim Đồng: Thay đổi nhận thức, thói quen, hành vi vệ sinh

(HBĐT) - Trường tiểu học Kim Đồng, thị trấn Đà Bắc là một trong những đơn vị nằm trong Dự án “Rửa tay với xà phòng”. Sau một thời gian triển khai, nhiều chuyển biến tích cực trong thay đổi nhận thức, thói quen, hành vi vệ sinh của giáo viên và học sinh đã được thể hiện rõ.

Cần sử dụng đúng chủng loại thuốc phòng trừ rầy trên từng trà lúa

(HBĐT) - Theo Chi cục BVTV, hiện nay, rầy lứa 3 (chủ yếu là rầy lưng trắng) đang rộ. Rầy chủ yếu tuổi 3 - 4 gây hại diện hẹp nhưng mật độ khá cao, phổ biến 800-1.000 con/m2; cao 1.500 – 2.500 con/m2; cục bộ từng ruộng trên 3.000 con/m2 (Kỳ Sơn, Đà Bắc, Kim Bôi, Mai Châu, Cao Phong...).

Tỷ lệ hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh mới đạt 51,62%

(HBĐT) - Theo Trung tâm YTDP tỉnh, hiện nay, toàn tỉnh có tổng số 199.760 hộ dân, trong đó 198.851 hộ có công trình nhà tiêu, chiếm tỷ lệ 95,04%, vẫn còn 4,6% số hộ không xây dựng, sử dụng nhà tiêu.

Sẽ đầu tư xây dựng 15 cầu trên các đường GTNT

(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 368 về việc phê duyệt đề án xây dựng cầu nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên giai đoạn 2014-2020.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục