Mó nước đầu nguồn thường xuyên được tổ quản lý, vận hành công trình cấp nước tập trung xã Trung Bì (Kim Bôi) dọn dẹp, đảm bảo nguồn nước hợp vệ sinh.

Mó nước đầu nguồn thường xuyên được tổ quản lý, vận hành công trình cấp nước tập trung xã Trung Bì (Kim Bôi) dọn dẹp, đảm bảo nguồn nước hợp vệ sinh.

(HBĐT) - Từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia NS &VSMTNT, năm 2014, xã Trung Bì (Kim Bôi) được đầu tư trên 1, 2 tỷ đồng xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt tập trung. Do làm tốt công tác quản lý, phát triển rừng, bảo vệ nguồn sinh thuỷ nên mó Thung Bờ đảm bảo cung cấp nước cho các hộ dân trong xã cùng các trường học, trạm y tế sử dụng quanh năm.

 

Các hộ dân, trạm y tế, các trường học tham gia đóng góp xây dựng công trình bằng việc tự mua đồng hồ đo nước, đường ống dẫn nước để lắp đặt từ đường ống chính về hộ gia đình và đơn vị mình. Khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, mọi người, mọi nhà đều hồ hởi vì nguồn nước đã được lắng lọc, xử lý  đảm bảo vệ sinh, tiện lợi trong sử dụng, đảm bảo sức khoẻ. Để công trình phát huy hiệu quả, sử dụng bền vững, UBND xã giao Ban Công an xã có nhiệm vụ quản lý, vận hành, bảo vệ, bảo dưỡng công trình. Tổ quản lý được tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng, tập huấn do Trung tâm NS &VSMTNT tổ chức. Là công trình được xây dựng  theo quy mô cấp nước tự chảy nên giá bán được UBND xã quy định 1.000 đồng /m3.

 

Tuy nhiên, sau gần 10 năm đưa vào sử dụng, công trình cấp nước tập trung xã Trung Bì đã xuống cấp nghiêm trọng. Đồng chí Bùi Văn Xiện, Bí thư Đảng uỷ xã cho biết: Qua thời gian dài sử dụng, các khớp nối và đường ống dẫn nước cùng hệ thống van điều hành, van chia nước của công trình và đồng hồ đo nước của các hộ gia đình hầu hết đã bị hư hỏng. Nguồn thu từ bán nước bình quân được 2 triệu đồng/tháng nên chỉ đủ để sửa chữa nhỏ và hỗ trợ một phần cho tổ quản lý, vận hành. Đặc biệt, hệ thống đường dẫn nước chính chạy dọc theo đường làng, ngõ xóm nhiều đoạn bị gãy, nứt, vỡ gây tiêu hao đến 70% lượng nước theo thiết kế ban đầu, dẫn đến tình trạng nhiều hộ ở cuối nguồn không đủ nước sử dụng. Nguồn thu của xã eo hẹp nên không có kinh phí dành cho bảo dưỡng, sửa chữa công trình. Trước thực trạng đó, UBND xã nhiều lần gửi văn bản đề nghị Trung tâm NS &VSMTNT xem xét đầu tư sửa chữa, nâng cấp công trình. Trung tâm đã về khảo sát, đánh giá nhưng đến nay những hư hỏng lớn của công trình vẫn chưa được khắc phục sửa chữa. Hiện tại, để có nước phục vụ sinh hoạt hàng ngày nhiều hộ đã phải đào lại những  giếng khơi trước đây đã vùi lấp.

 

Theo kiến nghị của tổ quản lý vận hành công trình cấp nước tập  trung xã Trung Bì, để công trình phát huy hiệu quả và sử dụng bền vững ngoài huy động công sức, tiền của do nhân dân đóng góp cùng với việc đầu tư xây dựng công trình, hàng năm, Ban quản lý chương trình mục tiêu quốc gia NS &VSMTNT và các ngành chức năng cần quan tâm dành một phần kinh phí phục vụ cho bảo dưỡng, sửa chữa công trình, nhất là khi công trình bị hỏng hóc lớn. Bên cạnh đó, Trung tâm NS &VSMTNT cần có đội ngũ cán bộ kỹ thuật để hỗ trợ các địa phương khắc phục, sửa chữa khi công trình bị hư hỏng nặng, nhất là những vấn đề đòi hỏi kỹ thuật cao và cần có thiết bị máy móc chuyên dụng.

 

Do không có kinh phí sửa chữa, công trình cấp nước tập trung xã Trung Bì không phát huy hiệu quả như mong muốn. Đây cũng là thực trạng chung của hầu hết các công trình cấp nước tập trung đã được xây dựng trên địa bàn tỉnh. Từ thực trạng đó, các địa phương đều mong muốn các ngành chức năng và nhất là Ban quản lý chương trình mục tiêu quốc gia NS &VSMTNT sớm có cơ chế phù hợp để các công trình đã được đầu tư xây dựng đảm bảo đưa vào sử dụng bền vững, lâu dài góp phần cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân khu vực nông thôn.

 

 

 

 

                                      Đức Phượng

 

Các tin khác

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh ta.
Hệ thống tưới nhỏ giọt của vườn anh Lý Đình Hưng, khu 5B, thị trấn Cao Phong đã phát huy hiệu quả thiết thực.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Tổng kết mô hình thâm canh tổng hợp trong sản xuất lúa tại xã Phong Phú

(HBĐT) - Ngày 30/9, Hội Nông dân tỉnh tổ chức tổng kết mô hình thâm canh tổng hợp nhằm tăng năng suất, hiệu quả trong sản xuất lúa tại xã Phong Phú, huyện Tân Lạc.

Vì sao người dân Nam Phong không muốn trồng rừng?

(HBĐT) - Trồng rừng phục vụ chế biến là định hướng quan trọng và đang được hiện thực hóa ở nhiều địa phương tỉnh. Tuy nhiên, người dân xã Nam Phong (Cao Phong) lại không muốn trồng rừng vì hiệu quả kinh tế đem lại rất thấp khi so với các loại cây trồng là tiềm năng thế mạnh của xã này.

Tổng kết mô hình thâm canh giống lúa RVT tại xã Đông Bắc

(HBĐT) - Hội Nông dân tỉnh vừa phối hợp với UBND xã Đông Bắc, huyện Kim Bôi tổng kết mô hình giống lúa chất lượng cao RVT vụ mùa 2014. Qui mô thực hiện là 14 ha, tại thôn Ve 8 ha và thôn Trang 6 ha với 100 hộ tham gia.

Thực tập phương án chữa cháy tại Trung tâm thương mại AP PLAZA

(HBĐT) - Chiều 29/9, Phòng Cảnh sát PCCC&CN, CH (Công an tỉnh) phối hợp với Công ty TNHH Anh Phong tổ chức thực tập phương án chữa cháy tại Trung tâm thương mại AP PLAZA.

Chi trả trên 21 tỉ đồng dịch vụ môi trường rừng

(HBĐT) - Theo số liệu rà soát, toàn tỉnh hiện có 17.756 chủ rừng gồm 8 tổ chức và 17.748 hộ gia đình cộng đồng dân cư tại 45 xã, phường, thị trấn ở 5 huyện, thành phố nhận khoán, bảo vệ khoảng 73.802 ha rừng thuộc diện cung ứng dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) trong lưu vực nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.

Huấn luyện nông dân chọn tạo giống lúa vụ mùa năm 2014

(HBĐT) - Ngày 26/9 tại xóm Đạn, xã Vũ Lâm (Lạc Sơn), Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh đã tổ chức hội nghị đầu bờ lớp huấn luyện nông dân (FFS) về các hoạt động chọn tạo giống lúa vụ mùa năm 2014 theo chương trình Dự án “Đưa lý thuyết vào thực tiễn, mở rộng quy mô quản lý đa dạng sinh học của người dân đối với an ninh lương thực”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục