Bê tông mỏng nhà ông Đinh Trọng Toàn, Đội Thu Phong, thị trấn Cao Phong chứa 300 m3 nước.
(HBĐT) - Hiện nay, diện tích trồng cây có múi ở huyện Cao Phong đang phát triển mạnh. Không như cây ăn quả khác, các loại cây có múi nhu cầu nước tưới nhiều. Do vậy, áp lực nước tưới hơn hẳn các vùng khác. Mặt khác, địa bàn huyện Cao Phong nguồn nước hiếm. Có vườn để tưới tiêu dẫn ống chừng 3-4 km.
Nguồn nước tưới cho cây ăn quả ở Cao Phong hiện tại sử dụng một số hồ, đập có dung lượng lớn. Các hộ gia đình sử dụng bơm về tưới. Có những hộ do không có điều kiện vẫn phải mua nước ở nhiều gia đình đã lắp đặt hệ thống tưới tiêu, giá thành từ 150.000-160.000 đồng/giờ bơm máy. Tuy nhiên, việc tưới cây phụ thuộc vào chủ máy. Ngoài ra, ở một số vị trí người trồng cam có thể đào giếng khơi. Nhưng nguồn nước này hạn chế không thể đủ tưới. Do vậy việc làm bể chứa tích nước để tưới cho mùa khô là việc làm cần thiết. Nhiều năm nay ở Cao Phong dùng phương pháp làm bể xây gạch hoặc đổ bê tông chứa. Nhưng cách này rất tốn kém kinh phí và chỉ làm được bể chứa nhỏ, không đủ nhu cầu tưới.
Năm 2006, Trung tâm thủy lợi miền núi phía Bắc, Viện Khoa học thủy lợi thuộc Bộ NN &PTNT triển khai thử nghiệm 4 mô hình chứa nước tưới tiêu cho vùng trồng cam: bể bê tông mỏng lưới thép, bạt thủy sản, gạch chỉ đỏ, bê tông dưới đất. Cả 4 mô hình được thử nghiệm tại vườn nhà ông Nguyễn Văn Mạnh đội Thu Phong, thị trấn Cao Phong với sức chứa từ 50-100 m3 nước. Thạc sĩ Nguyễn Xuân Kiều, Trung tâm Thủy lợi miền núi phía Bắc cho biết: Qua thời gian thử nghiệm cho thấy có hai giải pháp tối ưu nhất đó là bể bê tông mỏng lưới thép và bạt HDPE. Tuy nhiên, với hình thức rải bạt HDPE thì việc quản lý vận hành gặp nhiều khó khăn. Nếu có vật nhọn va chạm làm bạt bị rách. Với bể bê tông mỏng lưới thép được coi là phù hợp nhất được sử dụng ở Cao Phong. Đây là giải pháp thu gom nước ở đồi cao phục vụ tưới tiêu. Cách làm bể rất dễ: chọn địa điểm cao nhất của khu vườn, đồi. Vị trí này có nhiều thuận lợi là không dùng máy bơm nhiều áp lực chảy xuống tưới cho cả vườn. Vào mùa mưa bể tự tích nước dùng cho mùa khô. Sau khi đào bể thành hình chảo hoặc như hình thuyền đánh nhẵn, trát lượt bê tông mỏng 5 cm rồi ghim lưới sắt. Sau đó trát thêm một lượt bê tông 5cm nữa là được. Làm cách này chỉ cần người thợ xây hướng dẫn một lúc là có thể làm được. So với cách làm bể truyền thống giảm được chừng 60 - 70% giá thành.
Ông Nguyễn Văn Mạnh đội thu Phong, thị trấn Cao Phong cho biết: Sau 8 năm sử dụng bể của gia đình tôi không gặp vấn đề gì về kỹ thuật. Cách làm này vừa dễ thực hiện, giá thành rẻ, phù hợp với hoàn cảnh của nhiều hộ gia đình ở Cao Phong. Mỗi hộ gia đình có thể tự làm cho mình một chiếc bể tích nước vào mùa khô chủ động nguồn tưới, phun thuốc.
Anh Vũ Văn Vuông ở khu 7, thị trấn Cao Phong là người đầu tiên được tham gia tập huấn và xây dựng bể bê tông mỏng. Anh cho biết: Việc thi công bể đơn giản, chi phí chỉ bằng 30% bể truyền thống nên nhiều nơi có thể áp dụng được. Với hình thù như chiếc chảo, áp lực nước sẽ trải đều trên bề mặt bể nên hầu như không xảy ra thủng. Từ những bể đầu tiên đến nay tôi đã làm được trên 30 cái. Chiếc bể lớn nhất chứa trên 200 m3. Sau 4 - 5 năm sử dụng không xảy ra vấn đề về kỹ thuật. Hiện nay, hầu hết những gia đình làm bể chứa nước tưới ở Cao Phong đều sử dụng công nghệ này. Đây là một trong những ứng dụng hữu hiệu nhất được áp dụng ở vùng cam Cao Phong.
Việt Lâm
(HBĐT) - Ngày 26/11, Trung tâm nghiên cứu sáng kiến phát triển cộng đồng (RIC) tổ chức hội nghị tổng kết năm 2014 về dự án Thí điểm vận hành bảo trì cộng đồng công trình cơ sở hạ tầng tại các xã 135. Tham dự hội nghị có đại diện nhà tài trợ Ai-len, nhóm tư vấn chính sách, lãnh đạo UBND các huyện, xã nằm trong vùng dự án cùng nhóm cộng đồng và một số hộ được hưởng lợi từ các công trình đã được dự án triển khai thực hiện.
(HBĐT) - Cụm công nghiệp (CCN) Khoang U được huyện Lạc Sơn xác định là một trong những điểm nhấn phát triển công nghiệp, thu hút đầu tư vào huyện. Tuy nhiên, sau gần 5 năm thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, mới đây, UBND tỉnh đã có quyết định về việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật CCN này do Công ty TNHH đầu tư và xây dựng thương mại Mỹ Phong làm chủ đầu tư.
(HBĐT) - Sau gần 8 năm thực hiện, đến nay, toàn tỉnh đã có 43/46 đơn vị xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001-2008 vào hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước, góp phần tích cực nâng cao chất lượng của cải cách hành chính, cũng như hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức trong việc giải quyết công việc, thực hiện nhiệm vụ được giao.
(HBĐT) - Có dịp cùng cán bộ Hội LHPN tỉnh đi thăm các mô hình "5 không, 3 sạch" của các chi hội phụ nữ trong tỉnh, được chứng kiến sự đổi thay trên từng thửa ruộng, con đường, ngôi nhà, ngõ xóm và nét mặt rạng ngời của người dân... Sự đổi thay ấy là kết quả thiết thực từ CVĐ “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch" của Hội LHPN tỉnh triển khai thực hiện từ năm 2009. Với sự triển khai quyết liệt, cách làm sáng tạo, phù hợp với thực tế, CVĐ đi vào đời sống có chất lượng, hiệu quả, trở thành dấu ấn của Hội cùng các địa phương xây dựng NTM.
(HBĐT) - Hòa Bình, cái nôi của nền văn hóa Mường nổi tiếng. Ngoài ra, các dân tộc khác như Tày, Thái… cũng lưu giữ những nét văn hóa độc đáo. Trong đó, nhà sàn được coi là không gian thiêng. Ở nhiều vùng trong tỉnh như Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc, Lạc Sơn… còn lưu giữ được những nếp nhà sàn.
(HBĐT) - Ngày 20/11, tại huyện Lạc Thuỷ, Trung tâm thực nghiệm và bảo tồn vật nuôi (Viện Chăn nuôi) phối hợp với UBND huyện Lạc Thuỷ tổ chức hội thảo khoa học “Giới thiệu gà Lạc Thuỷ và nhu cầu phát triển”.